Các kỹ năng thoát hiểm khẩn cấp (cháy nhà, động đất, tai nạn xe, tàu chìm…)

bài liên quan

Trong cuộc sống, sẽ có nhiều chuyện xảy ra mà chúng ta không thể lường trước được. Nếu chẳng may trở thành nạn nhân trong một tình huống khẩn cấp, bạn sẽ xử lý thế nào để thoát thân? Một trong những yếu tố đầu tiên bạn cần phải làm là trang bị kiến thức cần thiết trong trường hợp này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Cẩm nang sinh tồn để trang bị cho mình những kỹ năng thoát hiểm khẩn cấp nhé!

Kỹ năng thoát hiểm khẩn cấp khi gặp cháy nhà

Số người chết trong một ngày vì nguyên nhân hỏa hoạn là rất lớn. Chính vì vậy, những kỹ năng thoát hiểm khẩn cấp trong trường hợp này là cần thiết hơn bao giờ hết.

Các kỹ năng thoát hiểm khi cháy nhà
Các kỹ năng thoát hiểm khi cháy nhà

1 Giữ bình tĩnh

Để ứng phó tình huống khẩn cấp – cháy nhà, điều đầu tiên cần phải làm là giữ bình tĩnh. Vì chỉ có bình tĩnh mới giúp bạn sáng suốt. Sau khi đã bình tĩnh lại, hãy nhanh chóng thực hiện đúng những kỹ năng thoát hiểm khẩn cấp.

2 La lớn và gọi khẩn cấp

Khi phát hiện cháy nhà, bạn cần phải la lớn để những người xung quanh bạn cùng biết. Đồng thời gọi số 114 cứu hỏa khẩn cấp để kêu gọi sự giúp đỡ. 

ho-to-chay-nha-cho-moi-nguoi-biet-1

3 Tìm lối thoát hiểm an toàn

Khi xảy ra hỏa hoạn, cách thoát hiểm khẩn cấp là chạy ra cửa thoát hiểm nhanh nhất có thể. Lưu ý không mang theo bất kì vật cồng kềnh sẽ gây cản trở việc thoát thân.

Nếu bạn ở trong khu chung cư cao tầng, tuyệt đối không được đi thang máy. Bởi khi xảy ra hỏa hoạn, thang máy có thể dừng hoạt động do ngắt nguồn điện khẩn cấp. Nếu phòng của bạn gần sân thượng, hãy di chuyển lên đó.

Nếu bị kẹt trong phòng không thể ra ngoài, bạn hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa. Sau đó chui xuống gầm giường, nằm sát xuống sàn nhà để chờ đội cứu hỏa. 

Không sử dụng thang máy khi có cháy
Không sử dụng thang máy khi có cháy

4 Cách để chống nhiễm khói

Khi gặp hỏa hoạn, nguyên tắc đầu tiên bạn phải tuân thủ là cúi thấp người khi di chuyển. Vì khói luôn có xu hướng bay lên cao, việc cúi thấp người sẽ hạn chế bị sặc khói, ngộp thở.

Cách thoát hiểm an toàn ra khỏi đám lửa là dùng chăn nhúng nước trùm lên người. Sau đó chạy nhanh ra ngoài, tránh để lửa bén vào trang phục.

Ki-nang-thoat-hiem-khi-co-chay-cho-tre

5 Cách xử lý khi bị bén lửa

Nguy cơ bị bén lửa khi hỏa hoạn xảy ra là không thể tránh khỏi. Kỹ năng thoát hiểm khẩn cấp trong trường hợp này là lập tức nằm xuống và lăn người qua lại để dập tắt lửa. Tuyệt đối không được chạy vì gió sẽ làm lửa cháy lớn hơn. 

cach-xu-ly-khi-chay-1

Kỹ năng thoát hiểm khẩn cấp khi động đất xảy ra

Nếu gặp phải tình huống động đất khẩn cấp, bạn nên áp dụng một số biện pháp như sau để tự bảo vệ chính mình:

Những hệ luỵ nguy hiểm của động đất
Những hệ luỵ nguy hiểm của động đất

1 Khi ở trong phòng

Kỹ năng thoát hiểm khẩn cấp đầu tiên là hãy tìm chỗ tránh an toàn cho đến khi mặt đất hết rung chuyển. Bạn tuyệt đối không được sử dụng thang máy, vì nó có thể mất điện khiến bạn bị kẹt trong đó.  

Chỗ an toàn nhất là gầm bàn, gầm giường vững chắc. Lưu ý là luôn lấy tay ôm đầu và mặt, tránh xa những vật có thể đổ vào người. Đồng thời hãy nhớ ngồi yên một vị trí, không chạy lung tung cho đến khi mặt đất ngừng rung. 

2 Khi ở ngoài trời

Cách thoát hiểm khẩn cấp động đất khi bạn ở ngoài trời là tránh xa các tòa nhà và đường dây dẫn điện. Hãy tìm tìm một chỗ trống an toàn để trú ẩn.

3 Khi ở gần biển

Khi bạn ở gần biển, cách ứng phó tình huống khẩn cấp này là di chuyển đến vị trí đất cao an toàn. Tốt nhất là cách xa sườn dốc, sườn núi, đường dốc để tránh lở đá. 

4 Khi trong xe ô tô, tàu hỏa, tàu điện ngầm

  • Nếu bạn lái xe, hãy dừng xe ngay lập tức ở vị trí cho phép và ở lại trong xe. Lưu ý tránh đỗ xe gần các tòa nhà, cây cối, đường dây điện. Sau khi mặt đất ngừng rung chuyển, hãy lái xe cẩn trọng. 
  • Cách thoát hiểm khẩn cấp nếu bạn đang trên tàu là hãy bám chắc  vào các dây đai, tay vịn, lan can. Khi tàu dừng, hãy cố gắng thoát hiểm bằng cửa sổ, hoặc qua cửa thoát hiểm khẩn cấp. Hãy giữ bình tĩnh và xử lý tình huống một cách nhanh chóng, có thứ tự.

5 Cách thoát hiểm khi bị kẹt dưới đống đổ nát

Nếu không may bị kẹt dưới đống đổ nát, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh, che miệng bằng một mảnh vải. Kỹ năng thoát hiểm khẩn cấp trong tình huống này là gõ vào đường ống hoặc tường. Điều này giúp nhân viên cứu hộ có thể xác định vị trí bạn bị mắc kẹt dễ hơn. Hạn chế hô lớn để tránh mất sức, đây chỉ là giải pháp cuối cùng.

Xem thêm: Kinh nghiệm thực tế về sống sót trên đảo hoang

Kỹ năng thoát hiểm khẩn cấp khi gặp tai nạn xe

Những kỹ năng thoát hiểm dành cho trẻ khi gặp tai nạn xe
Những kỹ năng thoát hiểm dành cho trẻ khi gặp tai nạn xe

1 Ngồi đúng tư thế

Ngồi đúng tư thế là một trong những yếu tố giúp bạn thoát hiểm an toàn khi xe gặp tai nạn. Tư thế khi ngồi trên xe ô tô phải phù hợp, không ngả ghế về sau quá nhiều. 

Khi xe có dấu hiệu bị mất kiểm soát, hãy chọn vị trí tránh xa các vật cứng có thể gây tổn thương nếu bị va đập. Như vậy sẽ giảm thiểu được những vết thương không đáng có. 

2 Ổn định tinh thần

Khi phát hiện tai nạn có thể xảy ra hoặc đã xảy ra, bạn nên cố ổn định tinh thần, đừng quá lo sợ. Nếu có thể, hãy thoát hiểm an toàn bằng cách quấn vải quanh vùng cổ và đầu để giảm chấn thương đến vùng nguy hiểm. 

3 Nằm co người và ôm tay vào đầu

Kỹ năng thoát hiểm khẩn cấp quan trọng nhất để hạn chế thương vong là gắn chặt mình vào ghế. Hãy ngồi ở tư thế cuộn tròn, cúi đầu thật thấp, ôm tay vào đầu tạo một khối chặt.

4 Phải thắt dây an toàn

Khi đi xe, thắt dây an toàn đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ thương vong rất nhiều. Tuy nhiên, có rất nhiều người đi ô tô thường có tâm lý chủ quan, chỉ thắt dây an toàn một cách quan loa chiếu lệ. Do đó, khi tai nạn xảy ra, dây an toàn không thể phát huy tác dụng của nó. Khi đi xe hãy luôn thắt dây an toàn để bảo vệ bản thân nhé!

5 Tìm cách thoát hiểm

Một kỹ năng thoát hiểm khẩn cấp nữa khi gặp tai nạn xe là cố gắng tìm cách thoát hiểm. Trên xe khách luôn trang bị búa phá kính trong những trường hợp khẩn cấp. Do đó, nếu bạn không thể thoát ra ngoài bằng cửa chính, hãy dùng búa thoát hiểm để phá kính thoát ra ngoài.

Búa phá kính thường trang bị sẵn trên xe
Búa phá kính thường trang bị sẵn trên xe

Trường hợp không có búa phá kính, hãy tìm ngay vật dụng có thể phá vỡ lớp kính. Sau đó hãy tìm cách rời khỏi hiện trường càng xa càng tốt. Điều này để tránh trường hợp xe bốc cháy hoặc nổ gây nguy hiểm. Nếu bị thương, hãy gọi cấp cứu y tế 115 để nhờ hướng dẫn cách sơ cứu tại chỗ.

Kỹ năng thoát hiểm khẩn cấp khi tàu chìm

Ky-nang-thoat-hiem-va-song-sot-khi-tau-chim
Những kỹ năng thoát hiểm khi tàu chìm cần biết

1 Bình tĩnh

Dù gặp phải tình huống khẩn cấp thế nào, giữ vững tâm lý luôn là chìa khóa giúp bạn thoát hiểm an toàn. Do vậy, hãy giữ bản thân bình tĩnh và trấn an mọi người xung quanh.

2 Cẩn thận trượt ngã

Khi tàu sắp chìm, nước sẽ nhanh chóng tràn vào khoang gây mất thăng bằng, dễ trượt ngã. Và chính điều này khiến bạn va đập vào các đồ vật trên tàu, gây chấn thương nghiêm trọng. Để ứng phó tình huống khẩn cấp này, bạn hãy bám lấy bất cứ thiết bị nào như tay vịn, thành tàu…để đứng vững. Như thế sẽ tránh bị va đập gây chấn thương hoặc bất tỉnh. 

3 Không tự ý tháo chạy

Một kỹ năng thoát hiểm khẩn cấp vô cùng quan trọng khác là không được tháo chạy. Đây được xem là điều cấm kỵ khi gặp tai nạn đường thủy. 

Trong cơn hoảng loạn, bạn thường có xu hướng làm theo cảm tính. Tuy nhiên việc này sẽ dễ khiến bạn chạy vào “vùng cấm” như đáy tàu, thân tàu và bị lạc lối. Do đó, hãy làm theo tín hiệu sơ tán khẩn cấp được phát trên loa. Hoặc hãy chạy lên nơi cao nhất còn nổi trên mặt nước của con tàu để thoát hiểm an toàn

4 Dùng đồ cứu hộ

Mặc áo phao và ôm phao cứu sinh chờ tiếp cứu cũng là cách thoát hiểm khẩn cấp khi tàu chìm. Thông thường, đồ cứu hộ sẽ được móc vào hai bên thành tàu hoặc để sẵn ở các ghế ngồi. Khi tàu có dấu hiệu chìm, hãy nhanh chóng sử dụng phao kịp thời. Nếu không có đồ cứu hộ, bạn hãy bám vào vật dụng dễ nổi như tấm xốp, thùng phuy,…

Be-cuu-sinh-Life_raft

Tạm kết

Trên đây là những kỹ năng thoát hiểm khẩn cấp mà bạn cần nắm chắc. Hy vọng qua những thông tin mà Cẩm nang sinh tồn chia sẻ, sẽ giúp bạn biết cách xử lý linh hoạt khi gặp các tình huống khẩn cấp. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để trang bị thêm nhiều kỹ năng bổ ích nhé!

Xem thêm: Top10+ cuốn sách kỹ năng sinh tồn hay nhất bán chạy nhất

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên hệ quảng cáospot_img

Bài viết liên quan