Tổng hợp các kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

bài liên quan

Hỏa hoạn, cháy nổ là một trong những thiệt hại thương vong cho nhân loại. Việc trau dồi kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, nhằm đảm bảo an toàn mạng sống của bản thân khi gặp phải những trường hợp không may xảy ra, vậy những kỹ năng thoát hiểm khi cháy nhà nào mà bạn cần trau dồi? Cùng tìm hiểu sau đây nhé !!!

Thống kê tình hình cháy nổ tại Việt Nam

Trong 5 năm qua kể từ 2010 – 2014, trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 2000 vụ hỏa hoạn, cháy nổ, làm thiệt hại và bị thương hàng năm nạn nhân, thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng, và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân. 

Chảy nổ là một trong những thảm họa gây ra hậu quả vô cùng nặng nề đối với con người
Chảy nổ là một trong những thảm họa gây ra hậu quả vô cùng nặng nề đối với con người

Theo như Thiếu Tướng Đoàn Việt Mạnh, cục trưởng cục Cục Cảnh Sát PCCC tại hội thảo phòng cháy chữa cháy 02/07/2015 cho biết ‘’Ở khu vực thành thị tình hình cháy nổ còn diễn biến phức tạp, chiếm tỉ lệ cao. Năm 2014, cháy xảy ra ở khu vực thành thị chiếm 53, 8% ; và 6 tháng đầu năm 2015, cháy xảy ra ở thành thị chiếm 56,3%.’’

Điều này cho thấy, cháy nổ hỏa hoạn luôn rình rập chúng ta, không thể trông chờ sinh mạng của mình có thể cứu bởi ai khác, mà chính bản thân mỗi cá nhân cần hiểu rõ tầm nghiêm trọng hậu quả hỏa hoạn, từ đó trau dồi những kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn, cháy nổ.

Nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn

Hầu hết các vụ cháy nổ, hỏa hoạn xảy ra là do nhiệt độ quá cao, thừa sức đốt 1 vật nhỏ như diêm, gỗ mỏng, giấy, gỗ thông, vải sợi,… Những trường hợp làm cho nhiệt độ quá cao chủ yếu là do sơ suất con người, thường quên tắt bếp, cho con trẻ nghịch quẹt lửa,…Hoặc một số trường hợp hiếm khi xảy ra như do bị sét đánh, tia lửa bởi sét đánh gây cháy nổ, hoặc do áp suất bị thay đổi đột ngột, do tia bức xạ mặt trời,…

Các bước xử lý khi gặp hỏa hoạn

Lưu ý các bước xử lý hỏa hoạn sau đây để tránh bỡ ngỡ nếu như bạn là bạn nhân của một vụ hỏa hoạn, cháy nổ không may xảy ra.

Các bước xử lý khi gặp hỏa hoạn
Các bước xử lý khi gặp hỏa hoạn
  • Bước 1: Bình tĩnh là một trong yếu tố tinh thần quan trọng mà bất kỳ ai trong hoàn cảnh này cũng phải thật cố gắng. Các bạn bình tĩnh để xác định đám cháy và tìm ra giải pháp cứu chữa tạm thời. 
  • Bước 2: Báo động khẩn cấp, hãy báo động đám cháy, hỏa hoạn đã xảy ra cho bất kỳ ai mà bạn có thể nhờ sự giúp đỡ để dập hỏa hoạn.
  • Bước 3: Tìm nguồn điện, ngắt toàn bộ nguồn điện nếu như khu vực đó an toàn.
  • Bước 4: Sử dụng những loại vật dụng có thể chữa cháy gần nhất, tiện nhất để dập đống lửa đang phát ra, điển hình như vải, khăn, bình chữa cháy, nước,….

Top 10 kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

Xác định nguy cơ và định hướng thoát hiểm

Khi đám cháy, hay hỏa hoạn xảy ra, việc bình tĩnh để xác định mối nguy hiểm (quy mô, hướng, các rủi ro) định hướng rõ ràng là kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn cần thiết giúp bạn thoát khỏi đám cháy. Bạn nên định hướng đâu là cửa chính, cửa phụ, còn đối với các tòa nhà chung cư nên lưu lại ảnh sơ đồ thoát hiểm để sử dụng khi cần thiết để tránh hoảng hốt và giúp bạn thoát khỏi hỏa hoạn nhanh chóng và an toàn hơn.

Xác định nguy cơ và định hướng thoát hiểm
Xác định nguy cơ và định hướng thoát hiểm

Tạo lối thoát hiểm an toàn

Khi nhà của bạn bị đám lửa tấn công, tốt hơn hết là tìm cách chạy ra khỏi đám cháy càng nhanh, càng tốt. Đừng chần chừ cố lấy hay thu gom của cải, giấy tờ vì có thể làm thiệt mạng khi đám cháy bùng lên. Bạn có thể chạy ra khỏi nơi đang bị cháy và thông báo cho người xung quanh và đội cứu hỏa.

Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

Chuẩn bị thang/dây sẵn trong nhà

Nếu như ngôi nhà của bạn hiện tại là nhà lầu, bạn có thể sắm sẵn cho mình những chiếc thang hoặc dây để có thể dễ mang vác, dễ di chuyển, khi gặp sự cố bạn có thể sử dụng thang để thoát hiểm hỏa hoạn một cách nhanh chóng.

Không sử dụng thang máy

Còn nếu bạn đang sống ở chung cư, đừng nghĩ việc đi thang máy sẽ giúp bạn tránh khỏi hỏa hoạn nhanh hơn. Ai cũng có suy nghĩ đó sẽ làm cho tình trạng hỗn loạn xảy ra, từ đó dễ gặp sự cố và mắc kẹt trong thang máy. Lưu ý rằng thang máy sẽ luôn bị ngắt điện nếu xảy ra hỏa hoạn, nếu bạn vẫn đang ở trong thì sẽ bị kẹt lại.

Hãy sử dụng bộ khi có cháy
Hãy sử dụng bộ khi có cháy

Định trước điểm tập trung

Khi có hỏa hoạn xảy ra, việc định điểm trước để thoát hiểm là kỹ năng cần thiết để tránh mất thời gian trong quá trình di chuyển. Hãy xác định nơi nào là nơi an toàn mà bạn có thể chạy đến nhanh nhất.

Bò trong đám khói

Khói do hỏa hoạn gây ra là một trong những loại khói cực kỳ độc, có thể gây tử vọng. Trước khi để bản thân hít quá nhiều khói và ngã gục thì hãy cố gắng di chuyển ra ngoài bằng cách bò xuống. bịt khăn có thấm nước lên miệng, mũi. Trong khi bò nên bò theo men bờ tường hoặc đèn chỉ dẫn thoát hiểm để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất.

Cách thoát hiểm khỏi đám cháy
Cách thoát hiểm khỏi đám cháy

Nằm xuống và lăn người khi bị cháy

Khi quần áo hay tóc của bạn bị bén lửa, hãy dừng lại nằm xuống đất, lăn người qua lại hoặc theo hình vòng tròn để dập tắt đống lửa mà không bị hốt hoảng lo sợ tìm thứ gì dập vì nó sẽ khiến bạn mất thời gian và làm cho đám cháy lan nhanh hơn.

Kiểm tra tay cầm cửa

Trước khi mở cửa ra ngoài, hãy chú ý kiểm tra tay cầm cửa của phòng xem nó có bị quá nóng hay không. Nếu như tay cầm quá nóng, có thể ngọn lửa phía bên kia đang bùng lên rất mạnh, và hãy tìm lối thoát hiểm khác, nếu ở lầu 1 bạn có thể thoát hiểm bằng cửa sổ. Còn ở tầng cao, thoát ra ban công hoặc sân thượng để nhân viên dễ dàng nhìn thấy và cứu hộ.

Cô lập đám cháy

Nếu không thể thoát ra khỏi nhà thì bạn phải mau chóng cô lập đám cháy, tránh cho chúng lan vào nhà bạn lâu nhất có thể để chờ lực lượng cứu hộ. Bạn có thể làm các việc sau:

  • Ngắt gas, cầu giao và thiết bị điện trong nhà nếu vẫn còn điện
  • Đóng kín các cửa và chèn kín các khe hở bằng khăn ướt
  • Cách ly các vật dễ cháy ra khỏi tường và cửa (rèm cửa, tranh ảnh, kệ sách, bàn ghế, rượu cồn…)
  • Tẩm ướt các vật dễ cháy và đổ nước ra cửa phía đám cháy
  • Thoát ra ban công hoặc cửa sổ và kêu cứu
  • Chuyển bị sẵn nước, khăn tẩm ướt, mặt nạ phòng độc, dây thừng hoặc ống nước chắc chắn để có thể dùng làm dây thoát xuống dưới.

Dạy con trẻ kỹ năng bị kẹt lại trong phòng

Dạy cho con trẻ kỹ năng kẹt lại trong phòng như dặn con trẻ chui xuống gầm bàn, nằm sát xuống sàn vì đây là một trong những nơi nhân viên cứu hỏa tìm đầu tiên để tìm những nạn nhân bị kẹt lại. Ngoài ra điều này cũng tránh rủi ro khi tường gạch hoặc các vật liệu no65it hất bị rơi xuống trúng đầu trẻ.

Dạy kỹ năng thoát hiểm cơ bản cho trẻ nhỏ
Dạy kỹ năng thoát hiểm cơ bản cho trẻ nhỏ

Làm theo hướng dẫn của đội cứu hộ

Khi có lực lượng đến cứu, các bạn chú ý thực hiện theo hướng dẫn của đội phòng cháy chữa cháy để dập tắt lửa và được cứu ra ngoài nhanh nhất. Họ là những chuyên gia trong lĩnh vực này nên tuân theo những chỉ dẫn của họ là khả năng tốt nhất để bạn có thể sống sót thoát khỏi đám cháy.

Sử dụng thang dây thoát hiểm khỏi tòa nhà cao tầng
Sử dụng thang dây thoát hiểm khỏi tòa nhà cao tầng (phải theo hướng dẫn của cứu hộ)

Kết luận

Hỏa hoạn cháy nổ là những tình huống không ai mong muốn xảy ra, vì vậy hãy trau dồi cho mình những kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn ngay từ bây giờ để tự mình cứu sống bản thân, bên cạnh đó cũng nên trang bị những vật dụng, thiết bị chống cháy sẵn trong ngôi nhà của mình nhé !!!

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên hệ quảng cáospot_img

Bài viết liên quan