Trẻ bị bắt nạt ở trường và cách ứng phó

bài liên quan

Rất nhiều vụ bắt nạt ở trường học đã xảy ra trong thời gian gần đây. Điều này tạo nên một sự lo lắng bất an cho phụ huynh và sự sợ hãi cho chính các em học sinh. Các em nhỏ cần được giáo dục kỹ lưỡng cách ứng phó khi bị bắt nạt. Đồng thời tạo dựng cho các em đạo đức tốt để tránh tình trạng bắt nạt đồng trang lứa. Hãy cùng bài viết Bị bắt nạt ở trường thì phải làm sao? Cách ứng phó cho trẻ và cho phụ huynh làm rõ vấn đề nhé!

Bắt nạt học đường 

Bị bắt nạt ở trường hay còn gọi là bắt nạt học đường chắc hẳn đã rất nhiều người nghe đến. Vậy chính xác hành động tiêu cực này là gì? Hãy cùng tìm hiểu. 

Bắt nạt học đường là gì? 

Bắt nạt học đường là hành vi mang tính tiêu cực, làm tổn thương đến người khác bằng sức mạnh thể chất hoặc tinh thần. Hành vi này do một hoặc nhiều học sinh gây ra, tác động lên những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ chính mình. Đối tượng bị bắt nạt thường là các em học sinh có thể lực yếu ớt. Hoặc đó là học sinh khác biệt so với những học sinh còn lại. 

Hình thức bắt nạt học đường

Có 2 hình thức bắt nạt học đường, đó là: 

  • Bắt nạt thể chất: Hành vi làm đau về thể chất như đấm, đánh, đá, tát,… Dùng đồ vật ném vào đối tượng bị bắt nạt. Hoặc bắt quỳ gối, đe dọa không cho đi vệ sinh, ra khỏi lớp,…
  • Bắt nạt tinh thần: Hành vi làm tổn hại tinh thần làm đối tượng bị bắt nạt tự ti về bản thân, chán nản, sang chấn tâm lý. Có thể là bắt cho chép bài, tung tin đồn xấu, cô lập,…
Hành vi bắt nạt học đường
Hành vi bắt nạt học đường

Hậu quả của việc bị bắt nạt ở trường

Hành vi bắt nạt ở trường học gây ra rất nhiều hậu quả cho các đối tượng bắt nạt và nạn nhân.

Đối với nạn nhân: Gây ra hậu quả lâu dài. Có thể là lo lắng, mất ăn, mất ngủ, lạm dụn chất gây nghiện. Mất đi tinh thần tham gia các hoạt động chung. Mất đi tinh thần vui vẻ, hoạt bát đáng có của thời học sinh. Họ sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội và bị cô lập trong một số hoàn cảnh. Đối tượng bị bắt nạt thể chất có thể bị thương, gây tổn hại sức khỏe. Trong một số trường hợp, trong tư tưởng nạo nhân sẽ nảy ra tư tưởng bạo lực và gây tổn hại đến người khác. Thậm chí, họ có thể trầm cảm mà dẫn đến tự tử. 

Đối với đối tượng bắt nạt: Những đối tượng này cũng sẽ phải chịu hậu quả. Về sau có thể bỏ học, lao vào tệ nạn xã hội. Khi lớn lên rất dễ dẫn đến trộm cắp, vi phạm hình sự.

Trẻ em bị bắt nạt tại trường phải hứng chịu nhiều hậu quả
Trẻ em bị bắt nạt tại trường phải hứng chịu nhiều hậu quả

Cách ứng phó cho trẻ

Vậy để đối mặt với tình trạng bị bắt nạt ở trường, cần có những cách ứng phó đúng đắn đối với cả trẻ em và phụ huynh. Sau đây là một số chia sẻ về cách ứng phó cho trẻ em. Hãy cùng theo dõi nhé! 

Chơi cùng nhóm nhiều người

Đối với học sinh, đến trường để học tập tốt thì không nên chỉ có một mình. Thêm bạn thêm vui, các em học sinh sẽ có thêm chỗ dựa. Như vậy sẽ tạo nên nguồn sức mạnh vô hình khiến các bạn xấu không dám bắt nạt nữa. Ít nhất, trẻ nên thân với 1 hoặc 2 bạn nếu không thể kết bạn với nhiều người. Không nên tự cô lập bản thân mình. Ở đâu cũng sẽ có những người bạn dành cho các em. Đừng ngần ngại kết bạn nhé!

Tự tin và tích cực

Khi có người buông những lời chê bai, giễu cợt sẽ khiến các em học sinh tự ti. Từ đó các bạn xấu sẽ được đà lấn tới. Cho nên hãy tập thói quen không để ý đến những lời nói đó. Có cái nhìn tích cực với cuộc sống và tự tin về bản thân. Còn nếu bị bắt nạt về thể chất, hãy thực hiện những hành động tự vệ. Không bao giờ được nghĩ rằng việc mình bị bắt nạt là lẽ đương nhiên. Hãy luôn lạc quan, bỏ ngoài tai những lời nói xấu, tự tin về bản thân các em học sinh nhé!

Tránh những người bạn xấu

Nếu các em học sinh khi đi học cảm nhận được những người bạn có ý đồ không tốt. Hãy tránh xa càng sớm càng tốt. Không nên gặp mặt và tránh những sự kiện, hoạt động có mặt bạn đó. Đừng bao giờ nghĩ rằng không có bạn để chơi cùng rồi đi theo các bạn xấu. Hãy tin rằng, ở đâu đó vẫn luôn có những người tốt dành cho các em.

Học cách kiềm chế cảm xúc. 

Khi bị bắt nạt, càng giận dữ thì kẻ bắt nạt lại càng khoái chí. Các bạn xấu sẽ càng có hứng thú bắt nạt. Hãy kiềm chế cảm xúc, tìm cách đối phó khôn ngoan. Mặc dù rơi vào tình cảnh đó, hiếm em học sinh có thể giữ vững tinh thần bình tĩnh. Vậy nên hãy luyện cho mình cách kiểm soát sự giận dữ nếu vẫn bị bắt nạt ở trường những lần sau đó.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Đây là cách ứng phó quan trọng và rất nên ghi nhớ. Các em hãy nhớ rằng đừng bao giờ im lặng, hãy lên tiếng với thầy cô, nhà trường và phụ huynh. Không nên tự mình chịu đựng và chống chọi, như vậy bản thân sẽ yếu thế. Bạn xấu sẽ càng bắt nạt các em. Hãy tìm sự giúp đỡ để được bảo vệ!

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị bắt nạt
Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị bắt nạt

Cách ứng phó cho phụ huynh

Khi biết chuyện con mình bị bắt nạt ở trường, các vị phụ huynh thường sẽ giận dữ. Tuy nhiên hãy lắng nghe và chia sẻ cùng con để con vượt qua sự tổn thương này. Dưới đây là một số cách ứng phó hữu dụng cho phụ huynh: 

  • Ngăn chặn trước khi xảy ra: Cách bậc phụ huynh nên dạy con những câu nói ngăn chặn việc bị bắt nạt. Hoặc dặn con nếu thấy bạn có ý định xấu, hãy nói riêng với giáo viên để được bảo vệ.
  • Dạy con cách phản ứng đúng đắn: Nên cho con hiểu rằng, nước mắt của kẻ yếu đuối không ngăn chặn được sự bắt nạt. Dạy trẻ cách tự tin khi bị chê bai. đối xử khéo léo khi bị bắt nạt. 
  • Báo cáo hành vi bắt nạt: Hãy đi cùng con đến trường, và nói rõ vấn đề với nhà trường. Có thể báo với lực lượng chức năng hoặc cảnh sát nếu thực sự cần thiết.
  • Xây dựng sự tự tin, khen ngợi con: Hãy cho con có nguồn sức mạnh tự tin. Tôn vinh sức mạnh của các con. Động viên các con, cho con biết rằng bị bắt nạt không phải do con. Cho con biết rằng bố mẹ luôn sẵn sàng ở cạnh và bảo vệ con. 
  • Liên lạc với phụ huynh người bắt nạt: Hãy tiếp cận với phụ huynh của những người bắt nạt con. Phân tích cho họ hiểu, bày tỏ mong muốn cùng giải quyết vấn đề.Họ sẽ sẵn sàng hợp tác với bạn.
  • Cho con học các khóa học tự vệ: Nếu nhà bạn có điều kiện thì tốt nhất, hãy cho con học một số khóa học.Có thể là học võ hay kỹ năng tự vệ. Nó sẽ giúp ích hơn cho con bạn rất nhiều trong việc ứng phó với những kẻ bắt nạt.
Hãy dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn nhất
Hãy dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn nhất

Kết

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết Bị bắt nạt ở trường thì phải làm sao? Cách ứng phó cho trẻ và cho phụ huynh sẽ mang lại cho các em học sinh và bậc phụ huynh nhiều điều bổ ích. Hãy chung tay đẩy lùi tình trạng bắt nạt ở trường. Nếu không may con bạn là đối tượng bị bắt nạt, hãy đồng hành cùng con để có cách giải quyết tốt nhất. 

Nguồn tham khảo:

  • https://novateen.vn/bat-nat-hoc-duong/
  • http://atv.org.vn/tin-tuc/doi-song/9-cach-bo-me-giup-con-doi-pho-khi-bi-bat-nat-o-lop-44036.html

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên hệ quảng cáospot_img

Bài viết liên quan