Thiết kế các loại bẫy thú thô sơ

bài liên quan

Hãy tưởng tượng một ngày, bạn muốn trải nghiệm cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên nơi hoang dã. Hoặc chẳng may bạn bị lạc vào rừng trong chuyến đi nào đó. Lúc đó, việc hiểu biết những kỹ năng sinh tồn trong rừng vô cùng cần thiết. Hãy cùng bài viết Thiết kế các loại bẫy thú thô sơ tìm hiểu về những cách bẫy thú làm thức trong rừng nhé!

Bẫy thú là gì ?

Bẫy thú hay bắt thú bằng bẫy là hình thức săn bắt thú bằng dụng cụ. Những dụng cụ này có thể tự làm hoặc mua sẵn được gọi là cái bẫy. Đây cũng được coi như một kỹ năng sinh tồn quan trọng trong rừng. Săn bắt thú bằng bẫy đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn các loại  săn bắt khác. Tuy nhiên, không nên lạm dụng hình thức này gây tổn hại đến môi trường tự nhiên và mất đi sự sống của động vật nơi hoang dã. Chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết, điển hình là sinh tồn trong rừng và cần thức ăn. 

Hình ảnh một loại bẫy thú thô sơ
Hình ảnh một loại bẫy thú thô sơ

Vị trí đặt bẫy

Dựa vào quan sát thực tế cho thấy, các con thú sẽ di chuyển thường xuyên. Đầu tiên, hãy xác định đối tượng mà bạn muốn bẫy. Chúng thường sẽ có thời điểm đi kiếm thức ăn, uống nước trên con đường mà chính chúng tạo ra. Vì vậy để biết nơi đặt bẫy, chúng ta cần quan sát và cảm nhận. Điều quan trọng là bạn cần biết tận dụng địa hình. Nắm bắt những nơi mà nhiều loại thú đi qua để xác định nơi đặt bẫy hợp lý nhất. Bạn cũng có thể đặt chướng ngại vật như một thân cây to qua những con đường mòn đó. Như vậy, chắc chắn thú sẽ đi sang hai bên và bạn có thể đặt bẫy ở cả hai bên. Lưu ý rằng tránh những dấu vết để lại nhất có thể để chúng không nhận ra sự xuất hiện có bạn. 

Dưới đây là một số gợi ý về nơi đặt bẫy:

  • Nơi có nhiều thức ăn phong phú, đa dạng.
  • Ao nước, những vũng nước đọng lại, là những nơi thú rừng hay đến uống nước. 
  • Con đường dọc theo bờ suối.
  • Hẻm núi, hốc núi.
  • Đường mòn nơi có nhiều dấu vết của thú rừng. 

Tuy nhiên, nơi đặt bẫy không chỉ là những địa điểm trên. Quan trọng nhất là bạn phải quan sát để lựa chọn nơi đặt bẫy linh hoạt, phù hợp nhất. Quan sát là điều rất cần thiết khi để sinh tồn trong rừng.

Thiết kế bẫy thú

Sau đây là một số chia sẻ về các cách bẫy thú tại nơi hoang dã cũng như kỹ năng sinh tồn trong rừng. 

Bẫy đè

Loại bẫy này phù hợp để bắt những con vật có trọng lượng vừa và nhỏ. Những con vật thông minh và lớn vẫn sẽ thoát ra được nếu sập loại bẫy này. Loại bẫy này sử dụng những thanh gỗ để chống đỡ vật nặng ở phía trên. Khi con vật đi ngang qua, bạn dùng tay giật chốt gắn trên những thanh gỗ đó, vật nặng sẽ rơi xuống trúng con vật. 

Bạn cần chuẩn bị những thanh gỗ, dùng làm giá đỡ vật nặng. Buộc chúng lại với nhau thành giá đỡ kiên cố, có thể buộc mồi ở dưới vật nặng nếu để bắt những con thú lớn hơn. Với bẫy cỡ to, bạn nên dùng chốt để kéo khi thú lại gần bẫy. Còn với con vật nhỏ, chỉ cần dùng những thanh gỗ, khi chúng chạm nhẹ qua cũng có thể sập bẫy. 

Bẫy hố đè

Loại bẫy này phù hợp cho những con vật như chim cuốc, gà ri, sóc và thỏ. Chúng có đặc tính thích chui vào những hang, hố đất, hốc đá. Hãy đào một chiếc hố có độ sâu tầm 30-50cm. Kích thước từ miệng hố tới đáy hố to dần. Miệng hố đủ cho sóc, thỏ chui vào. Nơi đặt bẫy sẽ là nơi trống trải. Con vật có tập tính chui rúc vào hố sẽ dễ dàng sập bẫy. Bạn đặt một phiến đá ngay cạnh hố. Để khi con vật chui xuống sẽ chạm vào nẫy sập nhanh chóng bịt kín miệng hố, chúng sẽ không thoát ra được. 

Bẫy hố đè (sập)
Bẫy hố đè (sập)

Bẫy hang chui

Tương tự bẫy hố đè bên trên, các loại bây hang chui này dành để bẫy chồn, thỏ, rắn, chuột, chim ri… có tập tính thích chui rúc hang hốc.

Bẫy chuột dạng hang chui
Bẫy chuột dạng hang chui

Bẫy thòng lọng

Với loại bẫy này, bạn sử dụng hai thanh gỗ làm trụ cắm xuống đất. Tạo rãnh trên hai thanh gỗ này để gắn một thanh gỗ ngang vào rãnh. Sau đó sử dụng hai đoạn dây. Dây có thể là dây thừng nếu có hoặc các loại dây leo như dây mây, dây nho,…Một đoạn dây buộc từ thanh ngang xuống thành một chiếc thòng lọng dạng nút thắt dây cung để bắt thú. Đoạn dây thứ hai buộc vào thanh ngang dạng treo xuống. Bẫy thòng lọng phù hợp với các loại động vật nhỏ. 

Hoặc chúng ta có thể buộc trực tiếp các thòng lọng lên các thân cây để bắt các loài thú thích leo trèo. Chú ý hướng thòng lòng lên phía trên. Làm vậy để khi khi các con vật chạy qua, chúng bị mắc vào thòng lọng. Nếu cố tình thoát ra, chúng sẽ bị treo lủng lẳng. Càng chạy thì thòng lọng càng bám chắc vào thân con vật. 

Ngoài ra, bạn có thể thiết kế bẫy thòng lọng kép. Với loại bẫy này, bạn dùng một đoạn cây cắm chắc xuống đất. Trên cành cây đó có rãnh để đặt một thanh ngang. Dùng một đoạn dây dài mắc đoạn chính giữa lên một nơi chắc chắn có thể là cành cây to. Hai dây kéo căng buộc vào thanh ngang hai thòng lọng. Với kiểu bẫy này, con vật chỉ cần vướng vào một bên thòng lọng sẽ dính bẫy ngay lập tức. 

Bẫy hầm sập lớn

Đây là một loại bẫy thú lớn khá tốn thời gian để thiết kế. Chỉ dùng khi muốn bẫy các loại thú có kích thước lớn như heo rừng, bò, nai… Chọn một khu vực đường mòn nơi thu hoang hay qua lại và đào một chiếc hố đủ lớn. Nắp hố là những cành cây khô giòn đan lên, được ngụy trang bằng một lớp đất mỏng hay lớp lá cây. Đáy hố có thể là những chiếc chông nhọn để tiêu diệt thú ngay khi vừa sập bẫy. Trường hợp muốn bắt sống thú bạn có thể bỏ chông dưới đáy hầm đi và cắm một số chông ngược xuống quanh miện hố để tránh thú nhảy lên thoát ra ngoài.

Bẫy chim

Các loại chim có tập tính dừng nghỉ trên các thanh gỗ ngang. Chúng ta có thể lợi dụng điều đó để thiết kế bẫy. Dùng 1 thanh gỗ nối với dây, dây trong trạng thái xỏ lỏng lẻo qua chốt. Sau đó dây buộc vào thanh dẻo 3 có lực bật hoặc đá treo tạo lực kéo.

Bẫy chim bằng thòng lọng
Bẫy chim bằng thòng lọng

Khi chim đậu vào cành cây (Perch) cành nảy sẽ rơ xuống bật ra khỏi chốt giữ nút dây. Lực kéo phía bên kia sẽ đồng thời kéo sợi dây thòng lọng thít lại vào chân chim.

Một số dạng bẫy thòng lọng khác
Một số dạng bẫy thòng lọng khác

Bẫy cung tên

Loại bẫy này rất nguy hiểm và không khuyến khích sử dụng. Công dụng của nó rất mạnh, có thể giết chết con mồi đi ngang qua dây. Có thể dùng để bảo vệ nơi trú ẩn trong rừng của chúng ta. 

Bẫy cung tên
Bẫy cung tên

Bẫy đâm lợn

Loại bẫy này được thiết kế như một chiếc giáo. Nó vô cùng nguy hiểm, phải thật cẩn thận khi sử dụng. Nó có thể đâm xuyên qua con vật khiến con vật chết ngay lập tức. 

Bẫy đâm lợn

Bẫy cá

Bẫy cá dạng ống chui bằng tre
Bẫy cá dạng ống chui bằng tre

Kết

Mong rằng bài viết Thiết kế các loại bẫy thú thô sơ sẽ đem lại kiến thức thú vị về kỹ năng sinh tồn trong rừng dành cho bạn. Hãy lưu ý dành không lạm dụng bẫy thú, chỉ làm khi thực sự cần dùng đến. Nếu chẳng may bị lạc vào chốn rừng sâu nơi hoang dã, những kiến thức này sẽ đồng hành cùng bạn! 

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên hệ quảng cáospot_img

Bài viết liên quan