Lũ quét là gì? Nguyên nhân, cách nhận biết, phòng tránh và thoát hiểm

bài liên quan

Lũ quét là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm với sức tàn phá rất lớn. Chính vì vậy chúng ta cần nắm được lũ quét là gì, nguyên nhân do đâu? Những dấu hiệu nhận biết lũ quét như thế nào, cũng như các kỹ năng phòng tránh và thoát hiểm khi gặp lũ quét? Hãy để Cẩm nang sinh tồn giải đáp chi tiết vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Lũ quét là gì?

Lũ quét là gì và thường xuất hiện ở những vùng địa hình như thế nào? Lũ quét là thuật ngữ dùng để chỉ một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh. Nó được hình thành khi có một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp. Nơi sinh ra lũ quét thường là thượng nguồn các sông suối miền núi. Có độ dốc cao và dòng chảy xiết. Khi xảy ra lũ quét thường kèm theo hiện tượng sạt lở đất, đá rất nguy hiểm.

Lẽ quét có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng
Lẽ quét có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng

Hiện tượng thiên nhiên này thường xảy ra tại các địa hình dốc như chân đồi núi hoặc địa hình thung lũng. Lũ quét cũng có thể xuất hiện ở vùng địa hình có mật độ che phủ thực vật thấp. Bề mặt lớp đất không ổn định. Khu vực đồng bằng không xảy ra lũ quét vì tính chất ít vùng địa hình dốc, không đủ điều kiện tạo ra lũ. Ngoài ra khu vực gần sông cũng ít khả năng có lũ quét. Bởi sông đóng vai trò điều tiết lượng nước. Nếu lượng nước quá nhiều thì sông ngòi sẽ tràn bờ gây ngập úng. Dòng nước chảy có tốc độ dàn trải chậm hơn nhiều so với lũ quét.

Nguyên nhân gây ra lũ quét

Sự hình thành lũ quét có liên quan mật thiết với cường độ mưa, điều kiện khí hậu và đặc điểm địa hình. Ngoài ra điều kiện tiêu thoát lũ và các hoạt động của con người cũng là yếu tố có thể tác động. Để trả lời cho câu hỏi nguyên nhân của lũ quét là gì, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu:

  • Lũ quét được hình thành do mưa lớn với cường độ cao ở các lưu vực nhỏ miền núi hẻo lánh.
  • Do mưa lớn tập trung trên các lưu vực có độ dốc lớn. Ở đó hoạt động của con người đã phá vỡ cân bằng sinh thái. Từ đó làm biến đổi lớp phủ thực vật. Mặt đệm thay đổi dòng chảy và đất dễ xói mòn sạt lở.
  • Lũ còn có thể sinh ra từ nạn phá rừng khai thác gỗ, cây cối cùng đá sỏi và rác bị cuốn trôi. Điều này tạo thành các các barie ngăn nước tạm sau bị đổ vỡ tràn xuống gây ra lũ quét.
Nguyên nhân gây nên lũ quét
Nguyên nhân gây nên lũ quét

Những dấu hiệu nhận biết lũ quét là gì?

Lũ quét được nhận định là một trong những loại thiên tai rất khó dự báo. Do đó chúng ta cần nắm được những dấu hiệu nhận biết lũ quét để có biện pháp ứng phó kịp thời. Lũ quét thường xảy ra vào đầu mùa mưa ở các vùng núi và các địa hình có độ dốc cao. Loại lũ này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn từ 3 đến 6 tiếng. Chủ yếu là vào ban đêm và sáng sớm. Những khu vực thường xuyên hứng chịu các đợt lũ quét là các tỉnh miền núi phía Bắc, miền núi các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên.

Cần đặc biệt chú ý khi có hiện tượng mưa liên tục nhiều ngày ở vùng thượng lưu. Nước sông suối từ trong chuyển màu đục. Nước sông suối chuyển màu đục có thể là do đất, đá từ thượng nguồn bị sạt lở và nước cuốn theo. Đây là dấu hiệu rất quan trọng, khi nhận thấy hiện tượng này cần có ngay biện pháp phòng tránh lũ quét.

Ngoài ra chúng ta cũng cần quan sát, lắng nghe khi có tiếng động bất thường của đất đá, cây cối. Nếu xuất hiện những âm thanh lạ trong lòng đất thì đó cũng là dấu hiệu để nhận biết lũ quét.

Lũ quét gây nguy hiểm cho những vùng cao
Lũ quét gây nguy hiểm cho những vùng cao

Lũ quét có nguy hiểm hay không?

Lũ quét có nguy hiểm không, tại sao chúng ta lại cần trang bị kỹ năng thoát hiểm khi gặp lũ quét? Lũ quét là hiện tượng thủy văn cộng hưởng với xói mòn và sạt lở đất. Nó được hình thành khi có một lượng nước lớn tập trung trên sườn núi. Tạo ra dòng chảy có tốc độ lớn rút xuống phía dưới. Chính vì vậy lũ quét có sức tàn phá rất lớn. Nó sẽ quét trôi mọi rào cản trên đường đi. Những thiệt hại mà lũ quét để lại là rất nặng nề:

  • Thiệt hại về người: Tử vong, mất tích hoặc bị thương do lũ cuốn trôi, bị vùi lấp.
  • Thiệt hại về cơ sở hạ tầng do lũ quét gây ra: Các cơ sở hạ tầng như nhà cửa, trường học, bệnh viện, công trình giao thông, thủy lợi,… có thể bị lũ quét cuốn trôi hoặc gây hư hỏng nặng. Đặc biệt loại thiên tai này thường gây chia cắt, cô lập vùng bị ảnh hưởng. Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc bị gián đoạn dẫn tới nhiều khó khăn cho công tác cứu hộ.
  • Thiệt hại về nông nghiệp, thủy sản: Lũ quét cuốn trôi hoa màu, cây trồng, lương thực, thực phẩm đã thu hoạch hoặc dự trữ,… Các loài vật nuôi, gia súc, gia cầm, thủy hải sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
  • Thiệt hại về môi trường: Thiệt hại về môi trường do lũ quét là gì? Lũ quét gây ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh. Như tiêu chảy, sốt xuất huyết, bệnh truyền nhiễm,…
Sự thiệt hại của lũ quét gây ra cho con người
Sự thiệt hại của lũ quét gây ra cho con người

Cách phòng tránh và thoát hiểm khi gặp lũ quét

Cách phòng tránh lũ quét

Lũ quét thường xảy ra bất thường, bất ngờ với tốc độ rất nhanh. Chính vì vậy hiện nay, dự báo thủy văn chưa thể đưa ra những cảnh báo lũ quét sớm và chính xác. Vậy những cách phòng tránh, hạn chế thiệt hại của lũ quét là gì? Hãy cùng Cẩm nang sinh tồn tìm hiểu trong nội dung dưới đây:

Cách phòng tránh lũ quét
Cách phòng tránh lũ quét
  • Thường xuyên theo dõi các thông tin cảnh báo mưa, lũ quét trên mọi phương tiện như tivi, loa, đài, internet,…
  • Luôn cảnh giác, đề phòng khi xuất hiện các dấu hiệu nhận biết lũ quét, kể cả ban đêm.
  • Nhanh chóng thông báo cho chính quyền và những người xung quanh khi phát hiện dấu hiệu của lũ quét.
  • Phòng tránh lũ quét bằng cách hạn chế đi lại qua sông, suối. Không nên đi gần khu vực cầu, cống khi nước đang lên và dòng chảy mạnh.
  • Tuyệt đối không đánh cá, vớt củi hoặc bơi lội qua sông suối khi có mưa lớn hoặc có dấu hiệu của lũ quét. Không lội xuống nước trong trường hợp nhìn thấy dây điện hoặc cột điện bị đổ xuống nước.
  • Không xây nhà tại những nơi thường xảy ra lũ, nơi gần dòng chảy. Hoặc có độ dốc cao sẽ giúp bạn phòng tránh lũ quét.
  • Chủ động chuẩn bị thực phẩm, nước uống, thuốc và đồ sơ cứu y tế, đèn pin, cuốc, xẻng, cuộn dây,…
  • Trước khi lái xe vào những khu vực miền núi hoặc gần sông suối. Hãy nắm rõ sơ đồ các hẻm núi, lưu vực và các đoạn đường xuyên qua sông suối.
  • Trồng cây và bảo vệ rừng đầu nguồn cũng là cách phòng tránh lũ quét hiệu quả.

Xem thêm: Sấm sét là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và cách phòng tránh bị sét đánh

Cách thoát hiểm khi gặp lũ quét

  • Để có thể thoát hiểm khi gặp lũ quét, điều đầu tiên bạn cần nhớ là phải giữ bình tĩnh. Cần có các phương án sơ tán khẩn cấp.
  • Luôn sẵn sàng sơ tán theo theo hướng dẫn của chính quyền địa phương. Cần xác định an toàn tính mạng là quan trọng nhất.
  • Chạy thật nhanh ra khỏi nơi nguy hiểm và tìm đến các khu vực, vị trí cao hơn.
  • Không lội qua lũ dù chỉ sâu 15cm vì dòng lũ có thể quật ngã người khỏe mạnh và đẩy nạn nhân đến chỗ sâu hơn.
  • Hãy tóm lấy bất kỳ vật liệu nào có thể nổi trên mặt nước như bình hoặc thùng nhựa, cột gỗ,… ngay cả khi lũ chưa dâng cao.
  • Cố gắng cầm theo một cây gậy cứng để dò mực nước và tránh vấp phải vật cản lớn hoặc hố sâu.
  • Nếu bạn không thể thoát khỏi vùng ngập, hãy tìm đến vị trí nước nông và chảy chậm.
  • Khi bị nước cuốn trôi hãy bám chặt hoặc leo lên ngay vật gì đó nếu có. Không nên chui qua các vật nổi mà hãy chồm lên bên trên chúng.
Cách thoát hiểm khi gặp lũ quét
Cách thoát hiểm khi gặp lũ quét

Trong trường hợp bạn đang ở trong ô tô

Để thoát hiểm khi gặp lũ quét, bạn tuyệt đối không được vượt qua nước lụt dù nông. Nước sâu 15cm đã có thể ảnh hưởng đến gầm xe, mực nước 30cm có khả năng làm nổi xe và 60cm đủ sức cuốn xe đi. Lúc này bạn hãy cố gắng tìm cách thoát ra càng nhanh càng tốt. Đầu tiên phải tháo đai an toàn. Hạ cửa kính hoặc dùng vật cứng đập cửa để nước tràn vào xe. Nếu bạn chậm trễ, chênh lệch áp suất 1.000 kg sẽ không thể mở được cửa xe. Trước khi nước tràn đầy xe, hãy hít một hơi thật sâu rồi trong vòng 60 giây. Thoát ra ngoài cửa sổ kính vừa hạ hoặc đẩy mạnh cửa xe.

Cách thoát hiểm khi bạn đang ở trong ô tô mà gặp lũ quét
Cách thoát hiểm khi bạn đang ở trong ô tô mà gặp lũ quét

Kết luận

Bài viết trên, Cẩm nang sinh tồn đã giải đáp đến các bạn vấn đề lũ quét là gì? Nguyên nhân và cách nhận biết hiện tượng này. Đồng thời chúng tôi cũng chia sẻ những kỹ năng giúp bạn có thể phòng tránh và thoát hiểm khi gặp lũ quét. Hi vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp các bạn có thêm góc nhìn mới về việc ứng phó với thảm họa thiên nhiên!

Xem thêm: Cháy rừng là gì? Kỹ năng ứng phó và thoát hiểm khi gặp cháy rừng

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên hệ quảng cáospot_img

Bài viết liên quan