Bạo lực học đường là gì? Nguyên nhân và phòng tránh

bài liên quan

Bạo lực học đường là tình trạng nhức nhối nhiều năm nay trong ngành giáo dục và đã gây ra không ít hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu được nguyên nhân cũng như cách phòng tránh bạo hành học đường. Vì vậy những chia sẻ sau đây sẽ cung cấp kiến thức và thậm chí có thể giúp bạn tránh bị bạo lực học đường trong nhiều tình huống. Hãy cùng theo dõi nhé.

Bạo lực học đường là gì

Để tìm hiểu rõ về bạo lực học đường, chúng ta hãy phân tích các yếu tố liên quan trước:

  • Học đường: là môi trường học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên, thầy cô giáo. Đây là môi trường đào tạo, rèn luyện từ kiến thức tới thể chất cho mọi người.
  • Bạo lực: dùng sức mạnh thể chất hoặc uy quyền để đánh đập, lăng mạ, xúc phạm,v.v… bất chấp đạo lý gây tổn thương về tinh thần hoặc thể chất của một người.
  • Đối tượng: là học sinh, sinh viên và thậm chí còn có thể là giáo viên.

Theo đó, bạo lực học đường là những hành động sử dụng sức mạnh thể chất hoặc uy quyền để bạo hành, đe dọa, xúc phạm học sinh, sinh viên, thầy cô giáo gây nên các tổn thương về thể xác lẫn tinh thần cho họ.

Muôn vàn hình thức bạo hành học đường vẫn đang diễn ra
Muôn vàn hình thức bạo hành học đường vẫn đang diễn ra

Các hành vi bạo hành học đường phổ biến hiện nay như sau:

  • Học sinh sử dụng vũ khí hoặc sức mạnh thể chất để đánh bạn/thầy cô.
  • Thầy/cô sử dụng các hình phạt nặng gây tổn hại tới sức khỏe của học sinh.
  • Sử dụng uy quyền và lời nói để tấn công tinh thần người khác.
  • Hiếp dâm, quấy rối tình dục.

Nguyên nhân và hậu quả của bạo hành học đường

Nguyên nhân từ xã hội

Môi trường sống và các yếu tố văn hóa xã hội như phim ảnh, truyện tranh, thần tượng,v.v… có ảnh hưởng rất lớn tới suy nghĩ cũng như hành động của trẻ em, nhất là lứa tuổi dễ tiếp thu nhưng chưa chọn lọc tốt như học sinh.

Khi bạn sống trong môi trường bạo lực, xem các bộ phim hay chơi tựa game có các hành động bạo lực thời gian dài thì sẽ bị lây nhiễm các hành vi đó.

Đối với những lứa tuổi học sinh thì hầu như không thể chọn lọc cũng như hiểu được các hành vi như vậy là sai trái. Thậm chí, đã có nhiều đứa trẻ vì quá ám ảnh các tựa game mà học theo đi sát hại người khác.

Nguyên nhân từ chính học sinh

Với độ tuổi từ 12 – 17, học sinh nằm trong giai đoạn tiếp thu, biến đổi thể chất, tâm sinh lý nhạy cảm nhất. Giai đoạn này học sinh rất dễ học hỏi, hình thành thói quen và suy nghĩ.

Lứa tuổi học sinh có cái tôi thích thể hiện và dễ học hỏi thói xấu
Lứa tuổi học sinh có cái tôi thích thể hiện và dễ học hỏi thói xấu

Nếu không được gia đình, nhà trường chăm sóc mà học sinh bị dụ dỗ, tác động từ các đối tượng xấu thì rất dễ bị đi sai hướng.

Đặc biệt, trẻ ở giai đoạn này bắt đầu phát triển nên nhu cầu thể hiện bản thân, thích vui chơi là rất cao. Chính vì vậy, trẻ hoàn toàn có thể học tập các hành vi bắt nạt bạn bè, sử dụng vũ khí hay tấn công tinh thần bạn bè.

Nguyên nhân từ gia đình

Có thể nói, gia đình chính là yếu tố quan trọng nhất định hướng sự phát triển của trẻ. Đây là môi trường giúp trẻ học hỏi, nhận thức về lễ nghĩa, cách sống và tránh khỏi những tệ nạn trong cuộc sống.

Những yếu tố của gia đình ảnh hưởng tới khả năng bạo hành của trẻ:

  • Nếu gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực thì trẻ cũng sẽ bị ức chế tâm lý và hình thành thói quen giải quyết mọi việc bằng bạo lực.
  • Nếu gia đình không chỉ dạy hay ngăn cản con trẻ đi theo các con đường sai trái thì trẻ rất dễ bị dẫn dụ.
  • Khi phụ huynh chạy theo những giá trị của đồng tiền và sự nghiệp, bỏ bê con cái thì cũng dễ khiến trẻ bị trầm cảm và tìm đến những con đường không tốt.
  • Việc áp đặt suy nghĩ hay sử dụng hành động quát tháo, xả stress lên con trẻ của cha mẹ cũng sẽ dẫn dắt trẻ dễ tiến tới bạo lực học đường.

Nguyên nhân từ nhà trường

Bên cạnh gia đình thì nhà trường cũng chính là môi trường quan trọng hình thành nên tính cách của trẻ.

Trong một số trường hợp hiện nay, chính các thầy/cô đã sử dụng bạo hành học đường đối với học sinh/sinh viên của mình. Việc này đến từ suy nghĩ và đạo đức nghề nghiệp của thầy/cô đó.

Nhà trước quá chú tâm vào học lực mà bỏ qua việc dạy văn hóa và đạo đức trẻ
Nhà trước quá chú tâm vào học lực mà bỏ qua việc dạy văn hóa và đạo đức trẻ

Hiện nay, đa số các chương trình đều quá chú tâm vào kiến thức mà xem thường giáo dục trẻ các lễ nghi, phép tắc hay điều sai – phải trong cuộc sống. Điều này khiến trẻ bị mơ hồ, chưa hình dung được hành vi của bản thân.

Ngoài ra, Nhà trường không chỉ theo dõi, thúc đẩy quá trình phát triển của học sinh mà còn cần kiểm soát thái độ, hành động của học sinh, sinh viên. Khi có bất kỳ hành vi bạo lực nào diễn ra cần xử lý kịp thời.

Hậu quả của bạo hành trường học

Bạo lực học đường đã xảy ra trong nhiều năm nay và để lại hậu quả rất đa dạng từ nhẹ tới nặng.

Các trường hợp nhẹ thì có thể chỉ bị trầy xước, chịu cơn đau nhẹ và tác động tâm lý thông thường.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đã để lại di chứng bằng vết thương nặng, tổn thương các bộ phận cơ thể, chấn động tâm lý, gây ra sự sợ hãi,v.v… và thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Cách phòng tránh bạo hành học đường

Đối với gia đình

Trước tiên gia đình cần tạo môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con trẻ. Tuyệt đối hạn chế các hành vi bạo lực và chèn ép trước mặt trẻ.

Tiếp theo, phụ huynh cần dành thêm thời gian để quan tâm, bảo ban, tâm sự với trẻ. Chỉ dạy những kiến thức cơ bản về cuộc sống, cách ứng xử và thậm chí là bạo hành cho trẻ.

Cha mẹ cần quan tâm và dạy dỗ trẻ nhiều hơn
Cha mẹ cần quan tâm và dạy dỗ trẻ nhiều hơn

Bên cạnh việc kết hợp chặt chẽ với nhà trường để nắm bắt tình hình của con mình thì cha mẹ cũng cần tinh tế nhận ra sự thay đổi của trẻ để kịp thời cứu vãn khi chưa xảy ra sự việc đáng tiếc.

Đặc biệt, dù có bận bịu như thế nào thì cũng tuyệt đối không nên bỏ bê con cái.

Đối với thầy cô giáo

Đội ngũ thầy cô giáo cần tạo ra môi trường học lành mạnh, văn minh và thân thiện nhất cho học sinh. Tăng các hoạt động đoàn kết cho học sinh và tuyệt đối không sử dụng các biện pháp phạt bạo lực đối với trẻ.

Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình trẻ, kết hợp chặt chẽ với gia đình để ngăn chặn các nhân tố xấu tác động tới học sinh của mình.

Đối với học sinh

Mỗi học sinh cần biết cách tự phòng tránh bạo hành học đường bằng các gợi ý như sau:

  • Mỗi học sinh cần nghiêm túc chấp hành các nội quy của Nhà trường, lớp học, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện.
  • Tự rèn luyện nếp sống văn hóa, ngoan ngoãn, lễ phép và hòa đồng với mọi người.
  • Tuyệt đối tránh xa các nhân tố xấu rủ rê xung quanh, kể cả là bạn bè.
  • Có hiểu biết cơ bản và nhận thức về bạo lực học đường, học cách kiềm chế bản thân, tránh những hậu quả không đáng có.
  • Tránh xa các trò chơi hay bộ phim bạo lực, không để các yếu tố này xâm nhập.
  • Có kiến thức cơ bản về bạo lực trường học, nhanh chóng nhờ sự giúp đỡ của gia đình và nhà trường ngay khi có dấu hiệu bị bạo hành.
Mỗi học sinh cần tự rèn luyện và tham gia các lớp học an toàn - pháp luật học đường
Mỗi học sinh cần tự rèn luyện và tham gia các lớp học an toàn – pháp luật học đường

Tạm Kết

Thực tế, bạo hành học đường không phải là vấn đề quá khó giải quyết nhưng nó cần sự phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc giữa gia đình, xã hội, nhà trường và chính bản thân học sinh – sinh viên. Hy vọng, những chia sẻ trên đây đã mang tới nhiều thông tin cần thiết cho bạn, đồng thời giúp hạn chế, giải quyết các vấn đề bạo lực trường học xung quanh bạn.

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên hệ quảng cáospot_img

Bài viết liên quan