Tổng hợp những cách bảo quản thực phẩm truyền thống

bài liên quan

Để có thể sử dụng thực phẩm trong thời gian dài và đảm bảo an toàn thì cần phải được bảo quản hợp lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện công nghệ, máy móc để thực hiện. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề này thì các cách bảo quản thực phẩm truyền thống hiệu quả sau đây chính là giải pháp tối ưu nhất!

Đun sôi hoặc hâm nóng

Ông bà ta vẫn có lời khuyên là “ăn chín, uống sôi” nhằm nhấn mạnh việc sử dụng thực phẩm sau khi đã được đun sôi hay hâm nóng là an toàn nhất.

Lý do đơn giản là vì ở nhiệt độ cao, các loại vi khuẩn sẽ không thể tồn tại. Có thể sẽ không tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn nhưng độ an toàn chắc chắn sẽ cao hơn nhiều lần việc để nguội lạnh.

Phương pháp này thường được áp dụng cho các món hầm, kho, soup hay sữa – nước,v.v… giúp bảo quản trong vài ngày.

Phơi khô

Dựa trên nguyên lý hạn chế sự xâm nhập, phát triển của vi khuẩn bằng cách giảm lượng nước có trong thực phẩm, ngay từ thời xa xưa, cha ông ta đã biết cách phơi khô như một cách bảo quản thực phẩm tuyệt vời.

Kể cả tới thời hiện đại thì đây vẫn là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến. Trong đó, loại thực phẩm thường được phơi khô bảo quản đó là thịt, cá, muối,v.v…

Ngoài cách phơi khô thì trên các vùng cao người ta còn dùng cách tương tự là “sao trà”. 

Đối với phương pháp bảo quản thực phẩm truyền thống này, thay vì sử dụng ánh nắng mặt trời và gió thì người dân lại sử dụng lượng nhiệt cao của ngọn lửa để làm bay hơi hàm lượng nước bên trong thức ăn.

Khi thực phẩm đã được làm khô tới mức nhất định thì sẽ được cất giữ trong lọ và sử dụng trong thời gian dài.

Muối chua

Cách bảo quản thực phẩm bằng muối chua là kỹ thuật truyền thống được sử dụng rất phổ biến từ xưa tới nay.

Về nguyên lý cơ bản, đây là phương pháp tạo ra môi trường lên men làm chín bằng sự kết hợp giữa thực phẩm với gia vị như muối, đường, giấm,v.v… đồng thời môi trường này cũng tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế sự phát triển của sinh vật.

Muối chua là một trong những cách bảo quản thực phẩm truyền thống
Muối chua là một trong những cách bảo quản thực phẩm truyền thống

Các loại thực phẩm thường sử dụng cho phương pháp này bao gồm: cà pháo, rau chua, rau củ quả, củ kiệu, dưa cải,v.v…

Xông khói

Một trong những kỹ thuật bảo quản thực phẩm truyền thống lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng hiện nay đó chính là xông khói.

Bằng cách sử dụng hơi khói từ các loại thực vật đốt cháy như gỗ, lá,v.v… các thành phần của khói như phenol syringol, catechol, guaiacol vừa có tác dụng làm khô, tăng hương vị, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn và giúp bảo quản thực phẩm trong thời gian dài.

Các loại thực phẩm thường được bảo quản bằng cách hun khói đó là thịt, cá đã qua quá trình xử lý, ớt bột,v.v… Thậm chí có những món còn trở nên nổi tiếng thành đặc sản như thịt trâu gác bếp, thịt bò hun khói,v.v..

Ướp đường

Có thể bạn chưa hình dung được phương pháp bảo quản ướp đường, tuy nhiên nếu nhắc tới sản phẩm của nó – các loại mứt và siro thì chắc chắn ai cũng cảm thấy quen thuộc.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách áp dụng nguyên lý: đường có quá trình phân giải plasmolysis nhằm hút hết nước từ thực phẩm ra. Khi các loại trái cây đã bị mất nước thì vi khuẩn cũng sẽ bị tiêu diệt, không thể phát triển.

Ướp đường giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn
Ướp đường giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn

Trong khi đó, lượng đường kết tinh vào trái cây không chỉ tạo ra môi trường an toàn mà còn tăng thêm hương vị ngọt ngào của món ăn.

Các loại thực phẩm thường sử dụng phương pháp này bao gồm: mứt trái cây, siro táo, dừa, dâu, đào, lê, mận, mơ, gừng,v.v..

Ướp muối

Vẫn sử dụng cơ chế hút nước trong thực phẩm nhằm tiêu diệt vi khuẩn như đường nhưng cách bảo quản thực phẩm truyền thống bằng muối lại thường áp dụng cho các món thịt và cá.

Ướp đá

Thông thường, cách bảo quản ướp đá này áp dụng cho hải sản như tôm cá biển giúp bảo quản tươi ngon trong thời gian dài. Việc kết hợp này vừa ức chế, tiêu diệt vi khuẩn, vừa giữ được độ tươi ngon của thực phẩm.

Ướp lạnh cá để bảo quản
Ướp lạnh cá để bảo quản

Phương pháp này hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến trong các gia đình và thậm chí là phổ biến tại các bến tàu, cảng biển.

Chưng thạch

Bằng cách tạo thành một khối gel đông đặc, phương pháp này không chỉ bảo vệ thực phẩm khỏi tấn công vi khuẩn trong một thời gian dài mà còn tăng thêm lượng dinh dưỡng cũng như hương vị cho thức ăn.

Thịt được chưng thành thạch bao quanh để bảo quản
Thịt được chưng thành thạch bao quanh để bảo quản

Những nguyên liệu kết hợp tạo thành gel bao gồm thạch, gelatin, bột năng, bột ngô,v.v…

Nấu thịt đông

Chưng thịt và bảo quản lạnh là một trong những phương pháp bảo quản thực phẩm truyền thống phổ biến nhất giữa thế kỷ 20 và tồn tại tới ngày nay. Đặc biệt là các vùng có khí hậu mát hoặc lạnh như phía Bắc Việt Nam khá phổ biến món thịt đông vào mỗi dịp tết về.

Thịt nấu đông thành thạch có thể bảo quản thời gian dài
Thịt nấu đông thành thạch có thể bảo quản thời gian dài

Cách bảo quản này áp dụng nguyên lý nấu chín thực phẩm trong thời gian dài nhằm tiêu diệt các loại vi khuẩn một cách triệt để đồng thời gia tăng độ thơm ngon, chín mềm.

Cách thực hiện:

  • Cắt thịt ra từng miếng.
  • Chuẩn bị một cái chum có nắp đậy kín, nước muối, rượu vang, gia vị.
  • Cho thịt cùng hỗn hợp nước muối, rượu vang, gia vị vào chum và đậy kín.
  • Tiến hành đun hầm.

Lưu ý nhiệt độ

Để có thể bảo quản các loại thực phẩm một cách tốt nhất thì bạn nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

  • Thực phẩm đông: cần duy trì nhiệt độ từ 0 độ F trở xuống.
  • Thực phẩm lạnh: cần duy trì nhiệt độ môi trường từ 32 đến 40 độ F.
  • Thực phẩm khô: cần duy trì nhiệt độ từ 50 đến 70 độ F, tránh mép tường, sàn nhà và ánh sáng mặt trời.

Tạm kết

Trên đây là top những kỹ thuật bảo quản thực phẩm truyền thống an toàn được sử dụng phổ biến từ xưa đến nay mang hiệu quả cực kỳ tốt. Hy vọng, bạn đã hiểu được các phương pháp và có lựa chọn tốt nhất để bảo quản thực phẩm cho gia đình.

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên hệ quảng cáospot_img

Bài viết liên quan