Stress và trầm cảm học đường là gì

bài liên quan

Ngày nay, học sinh, sinh viên – đang ở lứa tuổi phát triển tâm lý phải đối diện với nhiều áp lực. Đó có thể là trục trặc trong học tập, gia đình, và các lối sống tiêu cực. Điều này dẫn đến tâm lý bi quan, chán nản, thậm chí là tự sát ở các em. Vậy làm thế nào để ứng phó với căn bệnh trầm cảm học đường? Hãy cùng Cẩm nang sinh tồn tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Trầm cảm học đường là gì?

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm lý gây ra cảm giác buồn bã và chán nản, mất hứng thú kéo dài. Trầm cảm học đường có thể xảy ra trong suốt quãng thời gian đi học. 

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm lý gây ra cảm giác buồn bã và chán nản

Những kỳ thi quan trọng, những áp lực và lo lắng về thành tích có thể khiến học sinh, sinh viên cảm thấy quá tải. Nếu tình trạng này liên tục kéo dài trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. Căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tình cảm và thể chất của các em. Thậm chí khiến các em gây ra những hành động tiêu cực.

Nguyên nhân nào dẫn đến trầm cảm học đường?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm học đường, cụ thể là:

Do áp lực học tập hoặc cuộc sống

Stress tuổi học đường có thể là kết quả của nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố cuộc sống, gia đình và xã hội là một trong những nguyên nhân khởi phát bệnh. 

Áp lực từ việc học hành, quan hệ bạn bè, xã hội, gia đình, nhà trường khiến cho các em cảm thấy stress, mệt mỏi. Những áp lực lớn này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng trầm cảm ở học sinh.

Do tâm sinh lý thay đổi

Lứa tuổi học đường là lứa tuổi đang có sự thay đổi về mặt tâm sinh lý. Do đó trong khoảng thời gian này các em chưa có đủ khả năng nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện. 

Các em sẽ bị ảnh hưởng bởi chính những suy nghĩ tiêu cực của mình, làm ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi. Và nếu như không được định hướng đúng, các em có thể sẽ bị stress tuổi học đường

Do đặc điểm di truyền

Trầm cảm cũng mang yếu tố di truyền. Do đó những em học sinh có người thân bị trầm cảm sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm học đường cao hơn.

Do bị ám ảnh về tinh thần

Những ám ảnh đau thương thuở nhỏ cũng chính là nguyên nhân khiến các em bị trầm cảm học đường. Những đau thương từ thời thơ ấu như bị lạm dụng thể xác và tinh thần, cha mẹ ly hôn,…gây thay đổi não bộ. Điều này dễ khiến các em bị ám ảnh, rơi vào stress nặng hơn. 

Do thói quen, lối sống thiếu lành mạnh

Ngoài những nguyên nhân đã kể trên thì lối sống không lành mạnh cũng góp phần gây ra trầm cảm ở học sinh. Những thói quen xấu này thường là hút thuốc lá, uống rượu, không tập luyện thể thao, thức quá khuya, nghiện chơi điện tử. Tất cả đều ảnh hưởng đến chất lượng học tập, gây hại sức khỏe, suy nhược thần kinh dẫn đến trầm cảm. 

Do bạo lực học đường

Tình trạng bạo lực học đường dường như đã không còn quá xa lạ. Các em học sinh, sinh viên hay bị bắt nạt ở trường, bị cô lập hoặc bị bêu rếu trên các trang mạng xã hội. Tất cả những điều này khiến các em bị stress, tự ti và mặc cảm, lâu ngày dẫn đến trầm cảm học đường

Bạo lực học đường gây stress, trầm cảm ở học sinh
Bạo lực học đường gây stress, trầm cảm ở học sinh

Do thiếu sự quan tâm của bố mẹ

Cuộc sống bận rộn khiến nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy của công việc mà bỏ bê con em mình. Điều này khiến các em cảm thấy bố mẹ không yêu thương và quan tâm mình, cảm thấy không được an toàn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở học sinh.

Dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm học đường

Trầm cảm học đường cũng có những dấu hiệu, biểu hiện như các bệnh trầm cảm khác. Cụ thể như:

Một số biểu hiện trầm cảm ở trẻ em
Một số biểu hiện trầm cảm ở trẻ em
  • Thường xuyên cáu giận, trở nên nóng tính thể hiện qua hành vi la hét, đập cửa,…
  • Cảm thấy bản thân vô dụng, không có giá trị, cảm thấy buồn mà không rõ lý do.
  • Mất niềm tin với những người xung quanh, sống khép kín và không dám đối mặt với hiện tại.
  • Có sự thay đổi mạnh mẽ trong kiểu ngủ và thói quen ngủ.
  • Trở nên thèm ăn và mất hứng thú với công việc, sở thích, thích ở một mình.
  • Bám víu và theo quấy người lớn, sợ một mình (đối với trẻ nhỏ)
  • Tỏ ra cố gắng tập chung khi học nhưng rất khó khăn
  • Xuất hiện nhiều ý nghĩ tiêu cực như bỏ nhà đi, tự tử,…
Những dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm học đường
Những dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm học đường

Hậu quả của trầm cảm học đường

Trầm cảm học đường là tình trạng khá phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của các em.

  • Làm suy giảm chất lượng học tập: Trầm cảm ở học sinh kéo dài khiến các em mất tập trung, suy giảm trí nhớ đáng kể. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập, kết quả học tập bị sa sút.
  • Làm chất lượng sống kém: Stress tuổi học đường có thể khiến chất lượng cuộc sống của các em bị suy giảm nghiêm trọng. Hầu như các em sẽ mất hứng thú với mọi công việc, thậm chí là việc vệ sinh cá nhân hàng ngày. Và điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả các em sau này. 
  • Làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh: Khi mắc chứng trầm cảm học đường. Các em sẽ có biểu hiện xa lánh người xung quanh. Việc không muốn tiếp xúc với bất cứ ai khiến các em dần mất đi các mối quan hệ bạn bè, xã hội. 
  • Dẫn đến nguy cơ tự sát cao: Nếu như bệnh trầm cảm không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ khiến các em có suy nghĩ tiêu cực. Đặc biệt là có nguy cơ tự sát rất cao.

Biện pháp ứng phó với trầm cảm học đường

Đối với phụ huynh và nhà trường

Dưới đây là những cách ứng phó căn bệnh trầm cảm học đường mà bố mẹ và nhà trường nên thực hiện: 

Thay đổi phương pháp học tập để giảm căng thẳng
Thay đổi phương pháp học tập để giảm căng thẳng
  • Cha mẹ hãy tạo cho con thói quen lành mạnh cả về ăn uống và sinh hoạt, học tập. 
  • Ngoài ra, cha mẹ hãy luôn lắng nghe, chia sẻ và quan tâm tới con. Đừng làm lơ với những tâm sự của con dù là những việc nhỏ nhất. Như vậy con sẽ luôn có cảm giác an toàn, giải tỏa được khúc mắc trong lòng. 
  • Khi nhận thấy con có dấu hiệu của trầm cảm học đường. Cha mẹ hãy mau chóng đưa con đến bệnh viện. Để con được chẩn đoán và điều trị tâm lý kịp thời. 
  • Nhà trường cần tạo môi trường học tập thân thiện, thoải mái, lành mạnh. Và sắp xếp lịch học tập, thi cử hợp lý và khoa học, tránh để các em cảm thấy quá áp lực và căng thẳng.
Tăng cường lắng nghe và chia sẻ giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh
Tăng cường lắng nghe và chia sẻ giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh
Nên thường xuyên chia sẻ vấn đề của bản thân với gia đình và bạn bè
Nên thường xuyên chia sẻ vấn đề của bản thân với gia đình và bạn bè

Đối với học sinh

  • Các em học sinh cần xây dựng thời gian biểu học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học. 
  • Tránh học quá nhiều, dồn nén sẽ dẫn đến kết quả học tập không tốt, gây stress tuổi học đường
  • Rèn luyện cho bản thân cách suy nghĩ tích cực, cố gắng giải quyết vấn đề. Thường xuyên chia sẻ vấn đề của bản thân với gia đình và bạn bè.
  • Tăng cường tập luyện thể thao, ăn uống lành mạnh, yêu thương bản thân nhiều hơn. 
  • Tránh các thói quen không tốt như thức khuya, chơi game, hút thuốc, uống rượu bia.
Luyện tập thể thao hoặc học cách thư giãn để giảm stress cho trẻ
Luyện tập thể thao hoặc học cách thư giãn để giảm stress cho trẻ

Kết luận

Như vậy Cẩm nang sinh tồn đã chia sẻ cho bạn những thông tin bổ ích về trầm cảm học đường. Có thể thấy, đây là căn bệnh đáng lo ngại ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của con trẻ. Vì vậy, cha mẹ và nhà trường hãy quan tâm, chia sẻ nhiều hơn để tạo tâm lý thỏa mái nhất cho các em.

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên hệ quảng cáospot_img

Bài viết liên quan