Kinh nghiệm thực tế về sống sót trên đảo hoang

bài liên quan

Nếu một ngày nào đó không may bị lạc trên một hòn đảo thì bạn sẽ sinh tồn như thế nào? Đây chắc chắn là câu hỏi khiến không ít người hoang mang vì chưa từng nghĩ tới nhưng cuộc sống có nhiều điều diễn ra mà ta không thể dự tính trước được. Vì vậy, hãy tự tích lũy kinh nghiệm cũng như hành trang cho bản thân mình bằng những câu chuyện cuộc sống trên đảo hoang sau đây nhé.

Cuộc sống trên đảo hoang của Robinson đời thực

Khởi nguồn việc bị lạc trên đảo

Chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với cuốn tiểu thuyết Robinson Crusoe hay còn được biết với cái tên Robinson ngoài đảo hoang. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đây là tiểu thuyết được lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật.

Theo đó, sự kiện diễn ra vào cuối năm 1704 với Alexander Selkirk – người làm hoa tiêu trên một con thuyền và anh ta bị lạc tại hòn đảo hoang cách bờ biển Chile 418 dặm.

Cuộc sống của Robinson đời thực Alexander Selkirk
Cuộc sống của Robinson đời thực Alexander Selkirk

Tuy nhiên, khởi nguồn của sự kiện này không phải đắm thuyền như tiểu thuyết của Defoe mà do những bất đồng của Selkirk cùng tình trạng con tàu rò rỉ nghiêm trọng.

Người thủy thủ lái tàu đã buộc anh ta phải xuống hòn đảo hoang mà trong tay chỉ có một chiếc rìu, con dao, cuốn kinh thánh, nồi nấu ăn và khẩu súng hỏa mai.

Tất nhiên, chính bản thân Selkirk cũng không muốn tiếp tục trên con thuyền đã rò rỉ, mục nát cùng một tên thuyền trưởng hách dịch.

Cuộc sống ở hoang đảo

Selkirk kể lại trên tạp chí Smithsonian rằng trải nghiệm đáng sợ nhất chính là khoảng thời gian đầu tiên bắt đầu đặt chân lên hòn đảo này. 

Ở một vùng đất hoàn toàn xa lạ, không có nhà cửa mà ban đêm còn nghe những tiếng hú, gầm liên tục hay bước chân, tiếng động mạnh của sinh vật khiến anh ta thực sự khó có thể ngủ được.

Đó là còn chưa kể tới nỗi sợ về các loài rắn, chuột đói,v.v… có thể gặm bàn chân anh bất cứ lúc nào ngủ say.

Cuộc sống trên đảo hoang những ngày tiếp theo của Selkirk cũng vô cùng khó khăn với các nỗi lo từ chỗ ở, thức ăn và thiên tai.

Kỹ năng sinh tồn

Để có thể sống sót trên đảo hoang trong vòng khoảng 5 năm thì kỹ năng sinh tồn là điều không thể thiếu. 

Trước tiên, Selkirk đã sử dụng gỗ dựng lên cùng lá cây để tạo thành 2 căn lều nhỏ tạm ở. Còn thức ăn thì anh ta đã đi bắt cá, tôm, săn dê nên nhu cầu lương thực được đáp ứng.

Căn lều trên đảo hoang của "Robinson đời thực"
Căn lều trên đảo hoang của “Robinson đời thực”

Thực tế, Selkirk kể lại thỉnh thoảng vẫn có những con tàu buôn Tây Ban Nha ghé qua nhưng họ lại không mấy thiện cảm với một người Anh. Vì vậy mà mãi tới 2/2/1709 thì anh ta mới được giải cứu từ một con tàu của người Anh.

Selkirk chia sẻ rằng thời gian sống trên đảo đã tạo cơ hội cho anh suy ngẫm nhiều hơn. Đặc biệt là niềm tin vào tương lai, vui vẻ với cuộc sống hiện tại, kiềm chế cơn nóng giận bởi vì khi lạc vào đây thì mỗi ngày đều sẽ như trận chiến sống còn.

Câu chuyện sinh tồn trên đảo hoang của 6 đứa trẻ bị lạc

Khởi nguồn việc bị lạc

Câu chuyện xảy ra ở Nuku’alofa, thủ đô Tongan khi 6 đứa trẻ có độ tuổi từ 13 đến 15 bao gồm Stephen, Luke, Sione, David, Kolo và Mano quyết định trốn ra biển chơi. Năm 1965, các cậu bé bỏ trốn khỏi một trường nội trú trên đảo Tonga, đánh cắp một chiếc thuyền, và sau một cơn bão làm đắm thuyền, bị trôi dạt đến hòn đảo ʻAta bị bỏ hoang, nơi mà chúng đã phải vật lộn để sinh tồn ​​trong 15 tháng.

6 đứa trẻ bị lạc trên đảo hoang khi dong thuyền ra biển
6 đứa trẻ bị lạc trên đảo hoang ​​và sống sót trong 15 tháng

Không may, cơn bão trên biển đã đánh tan chiếc buồm thuyền và thổi những đứa trẻ này đến một hòn đảo không người. Thậm chí, gia đình của những cậu bé này đã bỏ cuộc và làm tang lễ tại quê hương.

Cuộc sống trên đảo

Việc sống sót trên đảo hoang của 6 cậu bé chưa đầy 16 tuổi mà không có thức ăn, nước uống, con người và đặc biệt tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm là điều kỳ tích.

Mặc dù bước tới một hòn đảo hoàn toàn xa lạ, vắng hoắt nhưng những đứa trẻ này lại không hề sợ hãi mà luôn hy vọng rằng một ngày nào đó người dân sẽ tìm ra và mang chúng trở về với gia đình.

Trong suốt thời gian ở trên đảo hoang, 6 đứa trẻ đều cùng nhau hát ho và cầu nguyện vào mỗi buổi sáng – tối. Tất nhiên đều có những lúc xảy ra cãi vã nhưng cuối cùng chúng đều tự ngồi lại và cùng nhau giải quyết.

Kỹ năng sống sót

Việc sống ở một hòn đảo và đối mặt với những cơn bão thực sự là khắc nghiệt hơn rất nhiều so với đất liền. Những đứa trẻ này đã phải tự mình dựng lều chắc chắn để chống chịu qua nhiều đợt mưa gió như vậy.

Không chỉ vậy, cuộc sống trên đảo hoang còn đối mặt với những nhu cầu về thức ăn, nước uống – thứ mà ban đầu 6 đứa trẻ đã phải uống cả máu của chim biển.

Tự kiếm thức ăn

Những cậu bé này cũng biết cách tự mình bắt cá, hái dừa, bắt chim hoang và tìm trứng chim biển để ăn. Tuy nhiên, điều đặc biệt là miệng núi lửa đã được lũ trẻ phát hiện và chúng tìm thấy nhiều thức ăn hơn như chuối, gà hay khoai môn,v.v…

Khả năng sinh tồn và sự đoàn kết của 6 đứa trẻ
Khả năng sinh tồn và sự đoàn kết của 6 đứa trẻ giúp chúng sống sót trên đảo hoang

Mặc dù là những đứa trẻ thôi nhưng cuộc sống tại hoang đảo đã được thiết kế khá bài bản. Người cứu những đứa trẻ – thuyền trưởng Peter kể lại rằng ông đã nhìn thấy cộng đồng sơ khai với máng nước làm từ thân cây để hứng nước mưa, khu vườn, sân đánh cầu lông tự chế, lò lửa cháy liên tục,v.v….

Ai mà nghĩ được rằng chỉ với một con dao cũ mà 6 đứa trẻ này đã làm nên khu vườn sinh hoạt hoàn hảo đến thế chứ.

Sự đoàn kết

Sự đoàn kết cũng là một phần quan trọng giúp 6 đứa trẻ tồn tại trên hoang đảo. Theo đó, chúng sẽ phân chia mỗi nhóm gồm 2 người và luân phiên làm các công việc: nấu ăn, canh gác, làm vườn.

Đặc biệt, một trong 6 đứa trẻ là Stephen trong 1 lần đi tìm thức ăn đã bị rơi xuống vách núi dẫn tới gãy chân. Thấy vậy, 5 đứa trẻ còn lại đã dùng nẹp bằng cây và lá cây để cứu chữa cho bạn. Kết quả kiểm tra y tế khi trở về đất liền và vết thương của Stephen đã hoàn toàn bình phục.

Ngoài ra, một chiếc bè cũng đã được Peter tìm thấy khi đưa những đứa trẻ này về đất liền.

Kinh nghiệm rút ra từ câu chuyện

Từ những câu chuyện kể trên, ta có thể rút ra những kinh nghiệm sống sót trên đảo hoang như:

  • Cần giữ được tinh thần tích cực, không bao giờ từ bỏ, luôn cố gắng và có niềm tin vào một ngày sẽ được trở lại đất liền.
  • Sẵn sàng đối mặt với những thử thách từ thiên nhiên, nỗi sợ từ sinh vật trên đảo.
  • Tự mình cố gắng xây dựng cuộc sống bằng những thứ thô sơ nhất.
  • Học cách tìm kiếm thức ăn, nước uống và sử dụng chúng một cách hợp lý nhất.
  • Tự mình làm những con thuyền, bè chắc chắn để có thể chèo đi khi đã đủ thông tin hướng đất liền.
  • Nếu bị lạc cùng một nhóm thì tuyệt đối phải tuân thủ kỷ luật và đoàn kết trong mọi tình huống.
Lạc quan và tự kiến tạo cuộc sống chính là cách sinh tồn trên đảo hoang
Lạc quan và tự kiến tạo cuộc sống chính là cách sinh tồn trên đảo hoang

Tạm kết

Trên đây là những câu chuyện về cuộc sống trên đảo hoang hoàn toàn có thật. Mong rằng, những câu chuyện này sẽ mang tới nhiều kinh nghiệm cho bạn về cách nghị lực và kỹ năng sống không chỉ khi bị lạc trên đảo mà còn trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên hệ quảng cáospot_img

Bài viết liên quan