Kỹ năng thoát hiểm và sống sót khi tàu chìm

bài liên quan

Hãy tưởng tượng rằng một lúc nào đó đang đi du lịch trên biển nhưng con tàu của bạn bỗng dưng chìm dần, bạn sẽ làm gì lúc đó? Chắc hẳn không nhiều người trong chúng ta có đầy đủ những kiến thức thoát hiểm quan trọng này dẫn tới nhiều tai nạn thương tâm. Vậy nên, hãy cùng trang bị kỹ năng sống sót khi tàu chìm sau đây để đảm bảo mọi chuyến đi sau này để thực sự an toàn nhé.

Bình tĩnh Là Yếu Tố Tiên Quyết

Điều quan trọng nhất trong trường hợp tàu chìm là bạn phải giữ được sự bình tĩnh cho bản thân cũng như mọi người. Chỉ có sự bình tĩnh mới giúp bạn thực hiện tốt các kỹ năng thoát hiểm và tránh tai nạn không đáng có.

Dù có chuyện gì xảy ra, bạn cần phải có niềm tin rằng mình có thể thoát hiểm khi tàu chìm

Ngay cả những con tàu to lớn an toàn nhất cũng có khả năng bị chìm
Ngay cả những con tàu to lớn an toàn nhất cũng có khả năng bị chìm

Nếu bạn và mọi người đều lo lắng, la hét, giẫm đạp lên nhau, bỏ chạy thì tình hình có thể sẽ tệ hơn rất nhiều. Thậm chí, có thể chưa ai gặp tai nạn vì chìm tàu mà đã bị thương do va đập hay xô đẩy lẫn nhau rồi.

Giải pháp:

  • Tự trấn an bản thân, suy nghĩ kỹ giải pháp.
  • Hãy cố gắng nói thật to rằng “chúng ta phải bình tĩnh, sẽ không sao cả nhưng cần phải nghe theo lời của chỉ dẫn viên, rối loạn chỉ làm tình hình tệ hơn thôi”.

Hiểu rõ nguyên lý tàu chìm

Thực tế, bộ phận máy bơm của tàu sẽ có thể giải quyết bằng cách bơm nước ra ngoài khi bắt đầu tràn vào đáy. Tuy nhiên, nếu lượng nước tràn vào nhanh, nhiều thì máy bơm không thể giải quyết được dẫn tới chìm tàu.

Trọng tâm con tàu được tạo thành từ lực nâng của mặt nước và lực hút của trái đất. Vì vậy khi tàu bị chìm, trọng tâm lệch thì bạn hãy nên tập trung tìm vị trí an toàn ở phía không bị nghiêng để chuẩn bị tư thế rời tàu.

Hầu hết các trường hợp tàu sẽ nghiêng dần về một bên rồi mới chìm khi lượng nước chiếm phần lớn không gian tàu. Nếu tốc độ nghiêng tàu chậm (nhiều giờ đồng hồ) thì có thể lỗ thủng nhỏ và máy bơm nước giúp cân đối phần nào lượng nước tràn vào. Bạn sẽ có nhiều thời gian chuẩn bị để thoát hiểm, thâm chí có thể ở trên tàu để chờ cứu hộ.

Trong trường hợp tàu nghiêng nhanh hoặc độ nghiên đã quá lớn thì bạn cần tìm cách rời tàu ngay vì khả năng chìm rất là cao.

Nên hiểu nguyên lý tàu chìm và vị trí an toàn
Nên hiểu nguyên lý tàu chìm và vị trí an toàn

Giải pháp khi tàu nghiêng:

  • Di chuyển về phía cao của tàu, tránh đi tới phần đang chìm.
  • Bám lấy bất kỳ thiết bị nào như tay vịn, thành tàu, đường ống,v.v.. để tránh bị trượt ngã, va đập gây chấn thương.
  • Để ý và tránh các vật thể bay có thể va vào người bạn.
  • Quan sát kỹ trước khi nhảy để tránh trúng các vật thể nổi hoặc người khác trên mặt nước và tăng cao khả năng sống sót khi tàu chìm.

Nhảy khỏi con tàu đang chìm

Khi bạn đã xác định tàu sắp chìm, hãy đi lên phía trên tàu và chuẩn bị nhảy xuống nước hãy cố gắng thực hiện các điều sau:

  • Cởi bỏ những vật dụng quá nặng hoặc không cần thiết (giày, túi xách, áo khoác…)
  • Nới lỏng quần áo.
  • Mặc áo phao và chuẩn bị tư thế sẵn sàng.
  • Quan sát vị trí thuyền cứu hộ.
  • Trường hợp không có thuyền cứu hộ thì tận dụng những vật dụng dễ nổi như tấm gỗ, xốp, thùng phuy.
  • Mang theo một ít nước và thức ăn nếu có bộ đồ cứu sinh thì càng tốt.
  • Nếu có pháo sáng, bộ đàm, quần áo màu sắc hay bất kỳ thiết bị âm thanh nào thì hãy mang theo để phát tín hiệu cứu viện.
  • Sau khi nhảy xuống nước phải ngay lập tức bơi ra xa khỏi con tàu vì khi tàu chìm sẽ cuống theo các vật thể xung quanh xuống dưới biển.

Ngoài ra, nếu có tín hiệu sơ tán thì bạn nên thực hiện theo chỉ dẫn thay vì tự ý tháo chạy. Những người hướng dẫn họ đã có nhiều kinh nghiệm đi biển và thoát hiểm khi tàu chìm nên nguyên lý, cấu tạo cũng như các “vùng cấm” nguy hiểm đều hiểu rất rõ.

Sống sót khi tàu chìm (Ảnh Titanic)
Sống sót khi tàu chìm (Ảnh Titanic)

Vì vậy, thay vì thực hiện theo cảm tính hay hoảng loạn thì nghe theo chỉ dẫn phát ra sẽ đảm bảo sự an toàn cao hơn nhiều.

Khi Đã Xuống Nước

Đây chính là giai đoạn gặp nhiều khó khăn nhất để sống sót khi tàu chìm bởi vì bạn sẽ phải lênh đênh trên biển một khoảng thời gian dài với các điều kiện khắc nghiệt.

Để có thể vượt qua và thoát hiểm an toàn thì cần có sự may mắn và thực hiện những điều sau:

  • Hãy cố gắng bám chặt vào thuyền cứu hộ hoặc áo phao, tấm xốp,v.v..
  • Phân bổ lượng thức ăn hợp lý theo chặng đường dài.
  • Dùng quần áo để che phần đầu tránh bị ánh nắng mặt trời gây sốc nhiệt.
  • Các tín hiệu như pháo, âm thanh, bộ đàm, đèn pin,v.v… cũng nên sử dụng hợp lý, không vì hoảng loạn và dùng liên tục.
  • Có thể hứng nước mưa, bắt cá, nấm, sứa,v.v.. để làm thức ăn tạm thời.
  • Nếu không có thuyền mà phải bơi thì hãy bơi ngửa khi biển lặng, bơi sấp khi biển sóng, hạn chế bơi ngược hướng gió, sóng và định hướng bờ nhờ vào hướng bay của chim, mây.
  • Cẩn thận các sinh vật biển có thể gây hại cho tính mạng của bạn như nhím biển hoa, cá chình điện, bạch tuộc đốm xanh, rắn biển Dubois, sứa hộp,v.v…
Sau khi nhảy khỏi tàu chìm vẫn là cuộc chiến sinh tồn
Sau khi nhảy khỏi tàu chìm vẫn là cuộc chiến sinh tồn

Ngoài ra, có thể việc lênh đênh trên biển sẽ phải xảy ra trong một khoảng thời gian dài nên bạn cần phải thực sự bình tĩnh và có niềm tin vào sự sống. Sự tuyệt vọng và hoang mang chính là thứ khiến bạn trở nên yếu đuối hơn trong lúc này.

Lưu Ý Trước Khi Lên Tàu

Bạn nên chuẩn bị và đảm bảo khả năng thoát hiểm khi tàu chìm ngay từ lúc vừa bước lên tàu. Có thể nhiều người sẽ cảm thấy đây là việc làm tốn thời gian, không cần thiết nhưng khi có sự cố xảy ra, chính những điều này sẽ có thể cứu bạn đấy.

Lưu ý quan trọng trước khi thuyền chạy

Những việc nên thực hiện khi lên tàu để đảm bảo an toàn tuyệt đối như sau:

  • Đọc các thông tin về cửa thoát hiểm hướng dẫn chống cháy, vị trí áo phao, thuyền cứu hộ, chuông báo, bình cứu hỏa,v.v…
  • Đọc kỹ và thử thực hiện theo hướng dẫn mặc áo phao.
  • Tìm kiếm nhân viên đoàn tàu và hỏi những vấn đề bạn còn chưa hiểu.
  • Hãy tìm kiếm người có thể chỉ dẫn hay cho bạn lời khuyên trong trường hợp bạn không phải là người bản địa và không nói chuyện với nhân viên đoàn tàu được.
  • Ngoài ra, các loại thực phẩm hay nước uống cũng nên chuẩn bị kỹ càng trước khi lên tàu.

Tạm Kết 

Trên đây là những kỹ năng thoát hiểm và sống sót khi tàu chìm được tích lũy từ các chuyên gia cứu hộ. Hy vọng đây sẽ là hành trang và cẩm nang giúp bạn có những chuyến du lịch biển an toàn, giải quyết khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên hệ quảng cáospot_img

Bài viết liên quan