Lũ lụt là gì? Nguyên nhân, thiệt hại và cách ứng phó khi gặp bão lụt 

bài liên quan

Hiện nay, tình trạng lũ lụt xảy ra khá phổ biến ở nước ta vào mùa mưa bão. Vậy lũ lụt là gì? Nguyên nhân, thiệt hại và cách ứng phó khi gặp bão lụt ra sao? Dưới đây, Cẩm nang sinh tồn sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết nhé! 

Lũ lụt là gì? 

Lũ lụt là gì? Chắc hẳn có rất nhiều người băn khoăn về câu hỏi này. Lũ lụt chính là một từ ghép chỉ hai hiện tượng thiên tai đó là lũ và lụt. Cho nên chúng ta phải tìm hiểu từng khái niệm một nhé! 

Thứ nhất: Lũ là hiện tượng nước chảy xiết có thể cuốn trôi nhà cửa, cây cối và thường xuất hiện ở địa hình dốc như vùng núi gây ngập lụt ở vùng chân dốc. Lũ được chia thành các loại: Lũ quét, lũ ống, lũ sông

Thứ hai: Lụt là hiện tượng nước ngập ở một vùng đất trong một thời gian nhất định sau đó nước sẽ rút. Có thể đánh giá mức độ nước lũ qua việc vỡ đê, ngập nước trong một thời gian dài mà không thoát được nước. 

Như vậy, lũ lụt là hiện tượng mực nước trên sông, trên hồ vượt quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, cuốn trôi nhà cửa, gây tràn đê hoặc vỡ đê khiến nước tràn vào khu vực trong đê ảnh hưởng tới hoa màu cũng như cuộc sống của người dân. 

Hình ảnh lũ lụt tại Việt Nam
Hình ảnh lũ lụt tại Việt Nam

Nguyên nhân gây ra lũ lụt 

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng lũ lụt gây thiệt hại cả người và tài sản như: 

Lũ lụt tại châu Âu (Đức)
Lũ lụt tại châu Âu (Đức)

Do bão hoặc triều cường 

Bão và triều cường xảy ra tạo nên lượng nước dâng lên lớn gây ngập lụt và sạt lở đất vùng ven biển. Cho nên chúng ta cần trồng cây ở ven biển để hạn chế tình trạng lũ lụt, sạt lở đất do bão hoặc triều cường gây ra. 

Do hiện tượng mưa lớn kéo dài 

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lũ lụt chính là do mưa lớn kéo dài. Ở các vùng đồng bằng, tình trạng mưa lớn kéo dài khiến cho lưu vực các con sông không có chỗ thoát. Bên cạnh đó, tình trạng mưa lớn kéo dài còn hình thành lũ quét, lũ ống gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. 

Do sóng thần, thủy triều

Một nguyên nhân dẫn gây nên tình trạng lũ lụt đó là sóng thần và thủy triều nhất là ở vùng ven biển miền Trung. Do lượng nước dâng cao dẫn tới tràn nước qua các con đê hoặc các hồ thủy điện gây ngập lụt. 

Do sự tác động của con người

Lũ lụt là gì? Nguyên nhân gây ra lũ lụt? Bên cạnh những nguyên nhân khách quan của tự nhiên thì sự tác động chủ quan của con người cũng gây ra tình trạng lũ lụt. Con người chặt phá rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi khiến phá vỡ độ che phủ. Nên khi mưa lớn kéo dài sẽ gây ra hiện tượng lũ lụt, sạt lở đất.

Ngoài ra, việc xả rác bừa bãi gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu khiến trái đất nóng lên, băng tuyết tan và gây ra tình trạng lũ lụt diện rộng. 

Lũ lụt tại Mỹ
Lũ lụt tại Mỹ

Thiệt hại mà lũ lụt gây ra

Lũ lụt gây ra những thiệt hại vô cùng quan trọng có thể kể tới như: 

Gây thiệt hại về vật chất

Mỗi lần lũ lụt đều cuốn đi nhà cửa, cây cối, hoa màu, vật nuôi, thiệt hại nặng nề về tài sản của người dân. Tình trạng lũ kéo dài còn ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân như: không có chỗ ở, sinh hoạt bị đảo lộn, lúa gạo bị ẩm mốc…..Sau mỗi đợt lũ đi qua người dân phải sửa sang lại nhà cửa, khắc phục các hậu quả do lũ lụt gây ra. Do đó, có thể nói lũ lụt gây thiệt hại lớn về vật chất của người dân. 

Lũ lụt tại Trung Quốc
Lũ lụt tại Trung Quốc

Gây thiệt hại về người 

Lũ lụt là gì? Gây ra thiệt hại gì? Có rất nhiều vụ việc con người bị cuốn trôi bởi lũ lụt hay bị chôn vùi bởi sạt lở đất. Gia đình phải sơ tán, sống tạm bợ trên các con thuyền, sống tạm bợ. Cho nên không được chủ quan trước hiện tượng lũ lụt và chung tay góp sức bảo vệ môi trường, xây dựng hệ sinh thái để hạn chế tình trạng lũ lụt xảy ra. 

Gây ô nhiễm môi trường nước

Hiện tượng lũ lụt dẫn tới nguồn nước sạch bị ô nhiễm do đất, đá, nước thải, rác thải. Từ đó gây ra bệnh về đường ruột, bệnh về da….Nếu tình trạng lũ lụt kéo dài còn gây nên tình trạng khan hiếm nước sạch phục vụ con người và hệ sinh thái dưới nước. 

Thiệt hại về môi trường do lũ lụt gây ra
Thiệt hại về ô nhiễm môi trường do lũ lụt gây ra

Nhiều loại mầm bệnh phát triển

Do con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm gây ra nhiều mầm mống của bệnh tật tấn công và lây lan. Vì thế, nếu bạn ở trong khu vực bị ảnh hưởng lũ lụt nên hạn chế sử dụng nguồn nước ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe của bản thân. 

Thiệt hại tới nền kinh tế địa phương

Do lũ lụt mà các hoạt động kinh tế ở địa phương cũng bị ảnh hưởng điển hình như hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh tế khác cũng bị đình trệ, tạm dừng hoạt động. Ngoài ra, địa phương còn phải tốn một khoản chi phí lớn cho việc khắc phục hậu quả sau lũ lụt.

Xem thêm: Người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam

Thiệt hại về cơ sở vật chất, hạ tầng và con người do lũ lụt gây ra
Thiệt hại về cơ sở vật chất, hạ tầng và con người do lũ lụt gây ra

Cách ứng phó khi bão lụt 

Tới đây, chắc bạn cũng đã hiểu phần nào lũ lụt là gì và gây ra hậu quả ra sao? Dưới đây là một số cách ứng phó khi bão lụt mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn: 

Trước khi xảy ra lũ 

  • Bạn nên xem dự báo thời tiết thường xuyên để nắm bắt thông tin về tình hình bão, lũ lụt.
  • Chủ động sơ tán của cải, vật chất, con người tới nơi an toàn. 
  • Chuẩn bị tàu, thuyền để đi lại khi ngập lụt, thích ứng linh hoạt. 
  • Xây dựng, củng cố vững chắc hệ thống đê điều để hạn chế nước tràn vào trong đê. 
  • Chuẩn bị lương thực, thực phẩm, thuốc men cần thiết trong những ngày ngập lụt. 
  • Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, đậy nắp giếng, dự trữ nước sạch. 
  • Thành lập các đội hỗ trợ cứu nạn trong thời gian lũ lụt. 
Gia cố sửa chữa hệ thống đê điều chống lũ
Gia cố sửa chữa hệ thống đê điều chống lũ

Trong thời gian lũ lụt 

  • Không tự ý di chuyển tàu bè tới nơi khác 
  • Ngắt các nguồn điện trong nhà để đảm bảo an toàn 
  • Thường xuyên cập nhật tình hình, diễn biến của lũ lụt để phòng tránh. 
  • Kiểm tra, túc trực hệ thống đê điều để khắc phục sự cố kịp thời
  • Nếu gặp vấn đề, khó khăn gì hãy liên hệ với đội cứu hộ, cứu nạn để được trợ giúp. 

Sau khi lũ lụt 

  • Dọn dẹp, sửa sang lại nhà cửa, vệ sinh nguồn nước
  • Kiểm tra các thiết bị điện xem còn sử dụng được không 
  • Trồng rừng bảo hộ để tăng độ che phủ, hạn chế xói mòn, sạt lở đất
  • Xây dựng, củng cố hệ thống đê điều vững chắc
Công tác cứu trợ, cứu nạn và khắc phục hậu quả sau khi lũ rút đi
Công tác cứu trợ, cứu nạn và khắc phục hậu quả sau khi lũ rút đi

Kết luận

Bài viết trên, Cẩm nang sinh tồn đã chia sẻ những thông tin lũ lụt là gì? Nguyên nhân, thiệt hại và cách ứng phó khi bão lụt. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người có thể phòng tránh lũ lụt để tránh gây thiệt hại về người và vật chất nhé! 

Xem thêm: Những khó khăn của người già theo con lên thành phố sống

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên hệ quảng cáospot_img

Bài viết liên quan