10+ kỹ năng Sinh tồn vùng băng giá

bài liên quan

Sinh tồn vùng băng giá dường như chỉ xuất hiện trên các bộ phim hoặc tựa game về chủ đề sống sót trong tự nhiên. Tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan mà hãy trang bị các kỹ năng sinh tồn để ứng phó với những tình huống bất ngờ. Trong bài viết này, Cẩm nang sinh tồn xin chia sẻ 10+ kỹ năng giúp các bạn vượt qua những điều kiện khắc nghiệt của vùng băng giá nhé!

Những vật dụng cần thiết để giữ ấm

Giày mùa đông

Đây là một loại giày di chuyển được trên băng tuyết và giúp chúng ta giữ ấm bàn chân. Ngoài ra để sinh tồn vùng băng giá, chúng ta phải mang hai lớp tất (vớ) làm bằng nỉ hoặc lông cừu. Giữa hai lớp này nên có một lớp đệm bằng cỏ mịn hoặc rêu khô xé nhỏ để hút hơi ẩm.

Áo khoác

Để sinh tồn vùng băng giá trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh áo chống lạnh thông thường chúng ta còn cần áo khoác. Những người Eskimo thường dùng một tấm da lớn và rộng để làm áo khoác. Khi cần thiết họ có thể biến nó thành một chiếc lều trú ẩn. Hãy đảm bảo áo khoác của bạn đủ rộng để che phủ toàn bộ quần áo đang mặc. Đồng thời phải có khả năng lưu giữ hơi ấm cơ thể.

Những chiếc áo khoác của người Eskimo giúp họ sinh tồn giữa điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Những chiếc áo khoác của người Eskimo giúp họ sinh tồn giữa điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Găng tay

Bàn tay là bộ phận mà chúng ta dễ bị mất nhiệt nhất. Nếu không giữ ấm cho bàn tay thì chúng có thể bị cóng, thậm chí phải đoạn chi hay tháo khớp. Vì vậy để sống sót trong vùng băng giá, hãy sử dụng găng tay dạng cò súng (có một ngón tay trỏ rời ra). Loại găng tay sẽ rất tiện lợi trong các hoạt động thường nhật của bạn.

Túi ngủ

Chúng ta sẽ khó mà ngủ được nếu không trang bị một chiếc túi ngủ (sleep bag) đúng tiêu chuẩn ở những vùng băng tuyết. Tuy nhiên các bạn cũng có thể tự may túi ngủ từ vải dù hoặc vải quần áo. Ở giữa nên độn một lớp rêu hoặc cỏ khô để giữ ấm cho cơ thể vào ban đêm.

Cách tạo ra nước vùng băng giá

Để sinh tồn vùng băng giá chắc chắn không thể bỏ qua việc tìm kiếm nguồn nước sạch. Chúng ta có thể lấy nước ngọt ở những dòng suối chảy nhanh không kịp đóng băng. Nếu sông, suối, hồ,… đã đóng băng hết thì dưới đây là một số kỹ năng sinh tồn ở vùng băng giá bạn cần nắm được:

  • Tìm đến những vị trí có tuyết phủ và sử dụng rìu băng hoặc khoan để đục thủng một lỗ. Khi đục, bạn nhớ cột dụng cụ vào một đầu dây còn đầu kia neo vào băng. Vào ban đêm để tránh bị đóng băng trở lại, bạn che một miếng vải trên miệng lỗ rồi phủ tuyết lên.
  • Một kỹ năng sinh tồn vùng băng giá khác là nấu chảy băng tuyết để có nước uống. Các bạn bỏ băng tuyết vào nồi và nấu trên lửa, lưu ý là băng cứng sẽ cho nước nhiều hơn tuyết xốp. Theo khuyến cáo của báo Dallas Morning News, bạn nên đun sôi tuyết tan trong ít nhất 60 giây và tối đa 5 phút để diệt mọi mầm bệnh. Bạn lọc lại nước để loại bỏ kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác nếu có.
  • Bạn cũng có thể bỏ băng tuyết vào bao vải sạch. Sau đó treo lên cạnh một ngọn lửa, đặt chậu phía dưới để hứng. Sức nóng của lửa làm tuyết tan ra và chảy xuống. Đồng thời giữ cho nước trong chậu không đóng băng.
  • Trời nắng, bạn có thể tạo ra nước bằng cách lấy một tấm nilon lớn màu đen trải ở sườn đồi. Sau đó rải tuyết lên phân nửa phía trên tấm nilon, tuyết sẽ tan ra và chảy xuống dưới.
Băng được tạo ra từ nước nhưng không phải là lúc nào cũng có nước để uống
Băng được tạo ra từ nước nhưng không phải là lúc nào cũng có nước để uống

Kỹ năng xây lều tuyết ở vùng băng giá

Để sinh tồn vùng băng giá, các bạn bắt buộc phải học được cách xây lều tuyết để trú ẩn. Lều tuyết hay nhà tuyết (igloo) được người dân Inuit sử dụng như một nơi tạm trú trong những chuyến đi săn. Thông thường nó có dạng như một mái vòm và có khả năng cách nhiệt tốt. 

Kỹ năng xây lều tuyết ở vùng băng giá.
Kỹ năng xây lều tuyết ở vùng băng giá.

Để làm được lều tuyết, bạn sẽ cần những khối tuyết dài khoảng 90cm, rộng 50-60cm và dày chừng 15cm. Hãy xây dựng igloo ở một nơi bằng phẳng và có ít nhất 3m tuyết đóng dày. Sau đó bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây để tăng cơ hội sống sót trong vùng băng giá:

  • Dùng que để đánh dấu một vòng tròn trên nền đất, đây sẽ là phần đế của lều tuyết.
  • Bạn xếp lớp băng đầu tiên theo hình vòng tròn với đường kính khoảng 3m. Lớp thứ hai có đường kính nhỏ hơn lớp thứ nhất. Tiếp tục xếp các lớp băng theo hình trôn ốc cho đến khi lên tới đỉnh của mái vòm.
  • Tiếp theo, bạn khoan một lỗ nhỏ trên vòm để thoát khí. Đồng thời hãy trám tất cả những vết nứt ở trên lều bằng tuyết.
  • Đào một cái lỗ để sử dụng như lối ra vào ở bên ngoài lều tuyết của bạn.
  • Bạn có thể đặt tuyết ở xung quanh để củng cố cấu trúc cho căn nhà tuyết.

Cách tìm thực phẩm để sinh tồn vùng băng giá

Làm thế nào tìm được thực phẩm là một trong những kỹ năng sinh tồn vùng băng giá mà các bạn cần nắm được. Ở những vùng băng giá vẫn tồn tại các loài thực vật giúp chúng ta duy trì sự sống. Điển hình là cây Partridge Berry (cây quả mọng đa đa) mọc hoang trong các khu rừng lá kim dọc theo phía Đông bờ biển Atlantic. Chúng cho quả mọng trong suốt mùa đông lạnh giá và là thực phẩm quan trọng khi sinh tồn vùng băng giá.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chế tạo cần câu, cung tên, lao từ những vật liệu thô sơ để săn bắt một số loài động vật. Ở những vùng băn giá thì phổ biến nhất là cá, chim, hải cẩu, hải mã,… Chúng ta cũng có thể học theo cách bẫy thú của những thợ săn Eskimo. 

Partridge Berry (cây quả mọng đa đa) là thực phẩm quan trọng khi sinh tồn vùng băng giá.
Partridge Berry (cây quả mọng đa đa) là thực phẩm quan trọng khi sinh tồn vùng băng giá.

Họ lấy một đoạn gỗ liễu mềm hoặc xương cá voi vót nhọn, đầu quấn một sợi gân ép thành hình chữ S. Sau đó đút vào một miếng mỡ và đặt dưới gốc cây làm mồi nhử. Những con thú như gấu, chồn, cáo,… sẽ nuốt miếng mỡ làm cho khúc gỗ hoặc xương cá giãn nở đâm thủng dạ dày của chúng.

Kỹ năng xác định phương hướng

Giữa một vùng băng tuyết trắng xóa mênh mông, các bạn sẽ rất khó xác định phương hướng nếu không có la bàn trong tay. Tuy nhiên kỹ năng có thể giúp các bạn sinh tồn vùng băng giá ở Bắc bán cầu là định hướng nhờ những “ống khói”. Chúng thực chất là những bàn băng hình thành trên bề mặt lớp băng với một tảng đá. Tảng đá này bảo vệ lớp băng phía dưới không bị tan chảy và khối đá sẽ dần nhô cao lên một ống khói.

Bức xạ mặt trời làm băng tan nhiều hơn ở hướng Nam, vì thế những “ống khói” này có xu hướng nghiêng về hướng Nam. Dựa vào đó các bạn có thể xác định được phương hướng khi bị mắc kẹt ở vùng băng tuyết. Hãy lưu ý là nếu ở vùng Nam bán cầu thì điều này sẽ ngược lại nhé!

Cách di chuyển an toàn trên băng

Di chuyển trên băng là một trải nghiệm rất nguy hiểm. Bởi bên dưới lớp băng đóng cứng có thể là một dòng sông đang cuồn cuộn chảy và có nguy cơ làm băng tan dần. Vì vậy để sinh tồn vùng băng giá, các bạn phải nắm được những kỹ năng di chuyển trên băng. Chúng ta có thể kiểm tra độ dày mỏng của băng bằng cách chọc thủng một lỗ hoặc dùng đá lớn ném lên mặt băng. Nhìn chung, nếu bề dày của lớp băng:

Cách di chuyển an toàn trên băng
Cách di chuyển an toàn trên băng
  • Mỏng hơn 5cm: thì rất nguy hiểm để di chuyển ở phía trên. Hãy lưu ý tới điều này để có thể  sống sót trong vùng băng giá nhé!
  • Khoảng 10cm: Độ dày này của băng thích hợp cho việc câu cá và trượt băng.
  • Khoảng 20cm: Thích hợp để di chuyển bằng xe trượt băng.
  • Từ 20 đến 30cm: Lớp băng này thích hợp cho xe di chuyển cho mỗi địa hình và cả xe hơi.

Ngoài ra, bạn cần phải nắm được những kỹ năng sinh tồn ở vùng băng giá dưới đây:

  • Khi di chuyển trên băng, bạn nên cầm ngang một cây sào dài. Cây sào này sẽ là điểm tựa trong trường hợp băng bị vỡ khiến bạn rơi xuống nước.
  • Khi di chuyển theo nhóm, các bạn nên đi hàng một, giữa khoảng cách xa nhau và nối với nhau bằng một sợi dây.
  • Để sinh tồn vùng băng giá, cần ghi nhớ mùa xuân là thời điểm băng bắt đầu tan. Vì thế sẽ rất nguy hiểm nếu bạn di chuyển trên các lớp băng.
  • Có một loại băng xốp có tên gọi “candle ice”, nhìn chúng có vẻ chắc chắn nhưng thật ra lại rất dễ vỡ.
 Bên dưới lớp băng đóng cứng có thể là một dòng sông đang cuồn cuộn chảy và có nguy cơ làm băng tan dần

Phương tiện di chuyển trên tuyết

Các loại giày đi tuyết

Để có thể đi lại trên tuyết dễ dàng, chúng ta cần phải có một loại giày đặc biệt (snowshoe). Có 4 loại giày đi tuyết phổ biến nhất hiện nay là:

Một số loại giày đi tuyết handmade
Một số loại giày đi tuyết truyền thống handmade
  • Bearpaw: Loại giày này có hình dáng giống như một cái chân gấu. Nó có kích thước ngắn và gọn nên có thể vận động dễ dàng, thường được dùng để đi trên đường mòn.
  • Huron: Loại giày đi tuyết nhìn giống một cây vợt cầu lông hoặc tenis với 1 đầu cán dài phía sau.
  • Maine: Giày đi tuyết kiểu Maine thường dùng trong quân đội. Nó có sức nổi trên tuyết rất tốt và giúp chúng ta mang vác nặng. Tuy nhiên nhược điểm của nó là khá dài và rộng nên sẽ rất bất tiện khi bước đi hoặc xoay trở ở nơi chật hẹp.
  • Michigan: Tương tự như kiểu Maine nhưng có kích thước lớn hơn, vì vậy sức nổi trên tuyết cũng tốt hơn.
  • Alaska: Đây là loại giày đi tuyết lớn nhất, thường sử dụng trong các vùng rộng và thoáng hoặc vùng tuyết xốp, mềm.

Ngoài ra nếu muốn sống sót trong vùng băng giá, các bạn còn phải tìm hiểu về kích cỡ giày đi tuyết. Điều này phụ thuộc nhiều vào loại tuyết ở khu vực di chuyển, sức nặng của cơ thể bạn và hành lý bạn mang theo. Một đôi giày đi tuyết lý tưởng là phải gọn nhẹ. Tuy nhiên nếu tuyết mềm và dày thì các bạn cần phải trang bị những đôi giày dài từ 1,5 đến 2m và rộng khoảng 30cm.

Để có thể đi lại trên tuyết dễ dàng, chúng ta cần phải có một loại giày đặc biệt (snowshoe)

Cách di chuyển với giày đi tuyết

Sinh tồn vùng băng giá buộc các bạn phải học cách di chuyển với giày đi tuyết. Khi đi trên mặt tuyết mềm, hãy bước một cách vững chãi và để giày ngập trong tuyết. Bạn cần nghiêng người lắc nhẹ để tạo nền chắc chắn trước khi rút chân kia lên để bước tiếp. Hãy nhớ dùng gậy để trợ giúp các bạn khi leo lên những đoạn dốc. Gậy cũng sẽ hữu ích nếu phải di chuyển qua những vùng tuyết dày hoặc đi qua những rừng cây.

Một kỹ năng sinh tồn ở vùng băng giá khác mà bạn cần nắm được là cách đi xuống dốc bằng giày đi tuyết. Cần chắc chắn là các mối dây buộc ở chân không bị tuột hoặc lỏng. Nếu không bàn chân của bạn sẽ trượt trên những thanh ngang và đổ nhào về phía trước. Trong trường hợp địa hình quá dốc, bạn nên đi xuống theo kiểu zíc zắc. Khi tuyết đủ chắc, các bạn có thể đặt một chân trước một chân sau và ngồi trên giày để trượt xuống.

Những lưu ý khi di chuyển trên tuyết giúp bạn tăng cơ hội sinh tồn vùng băng giá là:

  • Tuyệt đối không di chuyển khi sắp có một cơn bão kéo đến. Vì khi đó quang cảnh xung quanh sẽ chỉ còn một màu trắng xóa, khiến các bạn bị mất phương hướng.
  • Các bạn sẽ dễ ước lượng sai khoảng cách khi thời tiết quang đãng. Điều này có thể làm cho các bạn di chuyển quá xa và không kịp trở về trước khi đêm xuống.

Giày đi tuyết tự chế

Chúng ta đã được tìm hiểu về những loại giày đi tuyết phổ biến và cách di chuyển trên tuyết. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp, các bạn đều có được loại giày đi tuyết chuyên dụng. Vì thế, hãy học cách tự chế tạo giày đi tuyết khi sinh tồn vùng băng giá nhé!

Bạn chỉ cần nhớ nguyên tắc làm tăng diện tích tiếp xúc với mặt tuyết đi giảm lún đồng thời thưa để không giữ tuyết lại khi nhấc chân lên là ok. hãy hình dung bạn đan một cây vợt tenis và cột dưới đế giày để di chuyển. Có thể làm bằng cành cây, dây thừng hoặc thậm chí dùng chai nhựa cắt ra.

Chế tạo nhanh giày đi tuyết từ nhánh cây

Bạn hoàn toàn có thể chế tạo giày đi tuyết từ những nhánh cây thông hoặc cây thường xuân. Hãy chọn những nhánh cây còn đủ cành lá và cột chúng lại với nhau. Sau đó sử dụng dây để buộc vào chân các bạn, lưu ý là gốc dài thừa nên hướng ra phía sau để không bị cắm xuống tuyết khi di chuyển.

Bạn có thể chế tạo nhanh giày đi tuyết từ những nhánh cây thông hoặc cây thường xuân

Giày đi tuyết đan từ cành cây tươi

Một trong những kỹ năng cần nắm được khi sinh tồn vùng băng giá là kỹ năng chế tạo giày đi tuyết từ cành cây tươi. Hãy loại bỏ hết cành lá và hơ lửa chúng để tránh bị gãy khi uốn. Tiếp theo, uốn cong và cột thêm vài cây ngang rồi dùng loại dây mà bạn có để đan căng khung.

Chế tạo giày đi tuyết kiểu Canada

DIY Canada snowshoes for bushcraft and survival
  • Bước 1: Hãy chuẩn bị 10 cành cây dài khoảng 1m. Phần gốc của chúng phải có đường kính khoảng 1.5cm, phần ngọn khoảng 0.8cm.
  • Bước 2: Các bạn cắt thêm 4-6 đoạn cây dài khoảng 25cm và có đường kính 2-3cm. Chẻ làm đôi cho dẹt lại càng tốt.
  • Bước 3: Tiếp theo, hãy buộc gốc của 5 cành cây dài vào một cành ngắn 10cm hoặc nối hơi giãn cách nhau chừng 1cm bằng dây thừng.
  • Bước 4: Buộc một số cành ngắn 25cm ở vị trí giữa nơi đặt bàn chân. Chia đều khoảng cách các cành dây để tăng diện tích tiếp xúc và chịu lực.
  • Bước 5: Chỉ cần buộc túm các đầu cây lại với nhau và kéo căng các đầu này cột vào các thân ngang giữa giúp mũi giày hơi vểnh lên. Lúc này bạn có thể đã chế tạo được một loại giày đi tuyết kiểu Canada. 

Kỹ năng sử dụng rìu leo băng

Rìu leo băng là một công cụ hỗ trợ khi di chuyển trên những đoạn dốc đóng băng. Tuy nhiên nó có thể gây nguy hiểm nếu chúng ta không sử dụng đúng cách. Vì vậy hãy học cách sử dụng rìu leo băng để tăng cơ hội sống sót trong vùng băng giá.

Sử dụng rìu leo băng khi xuống dốc

Khi trượt xuống dốc, hãy sử dụng rìu leo băng như một cái phanh hoặc bánh lái. Khi trượt, bạn cần cong các ngón chân và dồn sức nặng của cơ thể ở giữa hai bàn chân. Thân hình cong về phía trước, còn hai tay để đầu nhọn của cán rìu cắm vào băng. 

Để dừng lại, các bạn nên trượt ngang vào bờ dốc của sườn đồi. Đây là một kỹ năng quan trọng để có thể sinh tồn vùng băng giá. Vì nếu trượt xuống một vùng mà các bạn không thể tìm thấy nơi dừng chân, có nguy cơ cao sẽ bị lao xuống vực.

Sử dụng rìu leo băng khi bị ngã hay trượt xuống một triền dốc

Trong trường hợp neo băng bằng piton, bạn phải dùng khoan và piton để thiết lập một điểm neo

Trong trường hợp này, kỹ năng sinh tồn ở vùng băng giá phải nắm được là hãy cặp cán rìu vào nách dọc theo hông. Tiếp đó bạn phải cày lưỡi rìu vào trong băng để làm cho tốc độ trượt bị chậm lại và kiểm soát cú trượt của mình. Nếu mang theo dây cá nhân, hãy kết hợp giữa dây và rìu như một cái neo để để chặn cú trượt hay một cú ngã.

Neo trên băng

Neo trên băng là sử dụng một điểm chịu lực để cột một đầu dây hay quàng một sợi dây vào. Từ đó giúp chúng ta có thể lên hoặc xuống trên một đoạn băng dốc. Đây cũng là một kỹ năng rất quan trọng để các bạn sinh tồn vùng băng giá. Nếu không có cọc hoặc piton, có thể sử dụng rìu leo băng thay thế để làm tạm một cọc neo.

Trong trường hợp neo băng bằng piton. Bạn phải dùng khoan và piton để thiết lập một điểm neo bằng cách:

  • Đầu tiên cắt một vết lõm nằm ngang trên sường băng và dẹp bỏ tất cả những băng vỡ. Sau đó hãy sửa lại cạnh gò bằng cho tròn.
  • Dùng khoan dùi lỗ để cắm một piton theo hướng thẳng đứng cho tới khi ngập đến khoen. Dây trì kéo phải ở cùng góc cắm của piton.

Nếu phát hiện piton có vẻ yếu, hãy nhổ lên và chọn một vị trí mới. Để tăng độ an toàn, các bạn nên đóng thêm một cọc thứ hai. Hãy giữ cho cọc thứ nhất không trồi lên. Sau khi đóng xong, thời gian có thể sử dụng cọc an toàn rất ngắn. Hãy lưu ý điều này vì chúng bị nung nóng bởi bởi mặt trời ở phần cọc bị lộ ra. Từ đó làm cho phần băng tiếp xúc dần dần mềm đi, trở nên dễ bị tuột và bể.

Các mối nguy hiểm và cách ứng phó

Ứng phó khi gặp tuyết lở

Có thể nói tuyết lở là một thảm họa nếu bạn đang phải sinh tồn vùng băng giá. Để sống sót giữa một trận tuyết lở, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:

Ứng phó khi gặp tuyết lở
Ứng phó khi gặp tuyết lở
  • Ngay lập tức vứt bỏ tất cả vật nặng trên người bạn như ba lô, giày trượt,…
  • Cố gắng rời xa tuyến đường tuyết lở bằng cách chạy dạt ngang sang hai bên hoặc tìm cách chạy lên cao. Để sống sót trong vùng băng giá, tuyệt đối không được chạy xuống núi vì tuyết lở có thể đạt tới vận tốc 50km/giờ.
  • Trong trường hợp không thể chạy kịp thì hãy bám chặt vào bật cứ vật gì kiên cố ở dốc núi. Ví dụ như gốc cây lớn, mỏm đá,…
  • Nếu bạn bị cuốn theo dòng tuyết, nhanh chóng vùi đầu trong cổ áo tránh băng tuyết lọt vào đường hô hấp gây ngạt thở. Kỹ năng sinh tồn ở vùng băng giá là hãy dùng hai tay ôm lấy đầu để tạo thành một khoảng không gian hô hấp lớn nhất.
  • Nếu bị dồn xuống vách núi, bạn cần cố gắng ngoi lên trên bề mặt lớp tuyết. Hãy sử dụng động tác như bơi để ngoi lên, hai tay cản tuyết trượt xuống.
  • Ngay khi thấy tốc độ của tuyết lở giảm xuống, hãy tìm cách phá tuyết để thoát ra. Nếu chậm trễ thì khi tuyết vụn trượt xuống và dừng lại, bạn sẽ nhanh chóng bị đông cứng.
  • Nếu không thể chui ra khỏi đống tuyết thì không nên cử động nhiều để tiết kiệm năng lượng. Để tăng cơ hội sinh tồn vùng băng giá, hãy ép tuyết ra xung quanh để tạo một không gian hô hấp trong lúc chờ cứu viện.  

Ứng phó trong trường hợp bị rơi xuống hố băng

Nếu di chuyển trên một lớp băng mỏng hoặc bên dưới có một dòng chảy thì có thể gây ra nết nứt vỡ băng. Bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ rơi xuống nước và gặp hiện tượng giảm nhiệt cơ thể chỉ trong vài phút sau đó. Để sinh tồn vùng băng giá trong trường hợp này, hãy giữ bình tĩnh và làm theo hướng dẫn sau:

Ứng phó trong trường hợp bị rơi xuống hố băng
Ứng phó trong trường hợp bị rơi xuống hố băng
  • Xác định được hướng có băng cứng bằng cách dùng cùi chỏ hay nắm tay đập mạnh xuống băng. Khi phát hiện lớp băng có thể chịu đựng được sức nặng thì để hai tay trên mặt băng, cố gắng trườn lên.
  • Khi đã ở trên mặt băng, kỹ năng sinh tồn ở vùng băng giá là không được đứng dậy ngay. Hãy trườn, bò, lăn … để trọng lượng cơ thể phân bổ rộng trên mặt băng và không sụp xuống một lần nữa. 
  • Khi nhận thấy đã đến vùng băng rắn chắc đủ để chịu được sức nặng của cơ thể thì mới đứng lên và di chuyển nhanh vào bờ.
  • Cố gắng làm khô quần áo bằng cách lăn tròn trên tuyết. Tuy nhiên lúc này quần áo của các bạn sẽ mất đi khả năng cách nhiệt. Để tăng cơ hội sống sót trong vùng băng giá. Vì vậy, bạn nên thay quần áo và sưởi ấm càng nhanh càng tốt. Nếu không bạn sẽ gặp nguy hiểm vì cơ thể bị giảm nhiệt trầm trọng.
Khi rơi xuống hố băng, bạn sẽ phải đối mặt với hiện tượng giảm nhiệt cơ thể chỉ trong vài phút

Vượt qua thác băng

Nếu sông băng trôi qua một vực thẳm cao hay một dốc đứng, băng sẽ gãy và tạo ra một thác băng. Những thác băng này sẽ là một trong những trở ngại chính khiến cho việc di chuyển trên băng của các bạn gặp nguy hiểm. Một số vụ tuyết lở cũng thường xảy ra trong các khu vực tiếp giáp với thác băng. Nếu muốn sinh tồn vùng băng giá thì nên vượt qua những thác băng vào buổi sáng sớm hoặc trước khi mặt trời mọc. Đây là hai thời điểm tương đối an toàn cho việc di chuyển của bạn.

Bão tuyết

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài – thường là ba giờ hoặc hơn. Hiện tượng bão tuyết luôn đi kèm theo mưa tuyết, gió thổi mạnh với giật tốc độ lên tới 200km/giờ, có thể làm nhiệt độ hạ thấp gần -50 °C.

Nguy hiểm từ các cơn bão tuyết
Nguy hiểm từ các cơn bão tuyết

Ứng phó khi bất ngờ té ngã xuống dốc

Bất ngờ bị té ngã là sự cố thường xảy ra khi bạn di chuyển trên băng hoặc các sườn dốc phủ tuyết. Nếu đi theo một nhóm có buộc chung một sợi dây thì những thành viên còn lại có thể trì kéo dây để giữ người bị té. 

Trong trường hợp không có dây buộc thì phải làm thế nào để tăng cơ hội sống sót trong vùng băng giá? Các bạn có thể sử dụng rìu leo băng như một cái phanh để giữ cơ thể lại. Nếu sử dụng giày có đinh thì hãy dang chân và co đầu gối lại để đinh bám vào tuyết.

Nếu đi theo một nhóm có buộc chung một sợi dây
Nếu đi theo một nhóm có buộc chung một sợi dây thì những thành viên còn lại có thể trì kéo dây để giữ người bị té

Phòng tránh trường hợp bị tuyết làm chói mắt

Ánh nắng mặt trời khi chiếu lên một vùng tuyết trắng rộng lớn sẽ tạo ánh sáng phản chiếu đến nhức mắt. Triệu chứng của hiện tượng chói tuyết là cảm giác như bụi vào mắt, nhức mắt, chảy nước mắt, nhức đầu và không chịu nổi ánh sáng. Một trong những kỹ năng sinh tồn vùng băng giá là hãy đeo kính râm (hoặc kính khe hẹp tự chế) khi di chuyển trên tuyết.

Bài viết trên, Cẩm nang sinh tồn đã chia sẻ 10+ kỹ năng giúp chúng ta tăng cơ hội sinh tồn vùng băng giá. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp là hành trang cực kỳ hữu ích dành cho bạn trước mỗi chuyến đi trải nghiệm. Hi vọng các bạn đã có góc nhìn chi tiết hơn về việc sinh tồn nơi hoang dã!

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên hệ quảng cáospot_img

Bài viết liên quan